Thanh Thoát Hiểm Là Gì ?

Hãy cùng Alumax tìm hiểu thanh thoát hiểm là gì ? có mấy loại thanh thoát hiểm ? cấu tạo và ứng dụng của thanh thoát hiểm. Ngày nay, xu hướng nhà ở và nhà máy, văn phòng sử dụng chiếm khá nhiều là hình thức cao tầng. Với xu hướng này, việc bảo vệ an toàn, đảm bảo thoát hiểm tốt luôn là yếu tố được quan tâm nhiều nhất. Một trong những thiết bị giúp cho người tiêu dùng có thể tránh được các hiểm họa hay thoát nạn khi có sự cố xảy ra một cách nhanh chóng đó là những chiếc khóa thanh thoát hiểm.

Cửa thoát hiểm thường được xuất hiện tại các tòa nhà cao tầng, các khu chung cư hay các siêu thị mua sắm… với vai trò nhằm đảm bảo đem lại sự an toàn cho con người. Khóa Thanh thoát hiểm giúp mở cửa thoát hiểm nhanh mà không cần phải có chìa khóa trong một số trường hợp khẩn cấp. Thanh thoát hiểm được thiết kế đặc điểm chỉ dành riêng cho cửa thoát hiểm hay cửa chống cháy hiệu quả.

Khi ở trạng thái bình thường, thanh thoát hiểm sẽ tự động chốt cửa thoát hiểm mà không cần nhờ đến tác động của con người để tránh bị xâm nhập từ bên ngoài vào. Thanh thoát hiểm được chia thành hai loại phù hợp với từng loại cửa thoát hiểm khác nhau, bao gồm: thanh thoát hiểm đơn và thanh thoát hiểm đôi.

Thanh thoát hiểm còn được gọi là khóa thanh thoát hiểm, được sử dụng như một loại khóa có thiết kế đặt biệt. Sử dụng trong tình huống nguy cấp trong hỏa hoạn, bạn có thể nhấn vào thanh thoát hiểm và thoát ra ngoài một cách dễ dàng mà không cần sử dụng chìa khóa.

Thanh Thoát Hiểm Là Gì ?

1. Thanh Thoát Hiểm Là Gì ?

Thanh thoát hiểm còn có tên gọi là thanh đẩy panic, thanh đẩy cửa thoát hiểm, tay đẩy cửa thoát hiểm. Đây là một loại khóa chuyên biệt, dành riêng và bắt buộc sử dụng cho cửa thoát hiểm, cửa thoát hiểm chống cháy.

Thanh thoát hiểm được lắp đặt trên các cánh cửa thoát nạn. Ở điều kiện bình thường, thanh thoát hiểm đảm bảo cửa luôn đóng để giữ an toàn và chống xâm nhập từ bên ngoài.

Trong tình huống khẩn cấp như cháy nổ, loại khóa cửa thoát hiểm này giúp mọi người có thể mở cửa nhanh nhất để thoát ra ngoài hoặc vào lối thoát hiểm đã được thiết kế sẵn mà không cần đến chìa.

1.1. Thanh Thoát Hiểm Hoạt Động Như Thế Nào ?

Vấn đề cháy nổ, động đất… có thể diễn ra, ảnh hưởng đến công trình, gây thiệt hại về người làm việc tại: chung cư, văn phòng, nhà xưởng. Cửa thoát hiểm đảm nhiệm vai trò bảo vệ không gian, đồng thời là nơi thoát hiểm trong các trường hợp khẩn cấp. Thiết kế cửa thoát hiểm trở thành tiêu chuẩn an toàn để đưa vào vận hành của các công trình.

Thanh thoát hiểm là phụ kiện quan trọng cho kết cấu cửa. Thiết kế cơ học với các thanh kim loại trên thanh thoát hiểm được nạp cơ chế lò xo. Khi thanh kim loại này bị ấn, sẽ khiến lò xo bị chèn ép và kích hoạt cơ chế mở chốt khóa. Trường hợp bình thường, lò xo quay lại vị trí cũ, kích hoạt cơ chế đóng khóa.

Thanh Thoát Hiểm Hoạt Động Như Thế Nào ?

Cơ chế đặc biệt cho phép cửa thoát hiểm mở theo 1 chiều từ bên trong, hoạt động hiệu quả khi sự cố xảy ra. Đặc điểm thanh thoát hiểm có khả năng tự đóng chốt để bảo vệ an toàn, tránh đột nhập từ bên ngoài, nhưng có thể mở bằng cách đẩy chốt từ bên trong mà không cần sử dụng chìa khóa.

Thiết kế linh hoạt của thanh thoát hiểm, giúp giữ an ninh đồng thời thoát hiểm nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp. Chất liệu thanh thoát hiểm chủ yếu từ inox không rỉ hoặc thép mạ tĩnh điện. Đặc tính độ bền cao, chống oxy hóa, ăn mòn và chống cháy.

2. Phân Loại Thanh Thoát Hiểm

Thanh thoát hiểm được sử dụng nhiều cho cửa thoát hiểm, cửa chống cháy các công trình. Phụ kiện không thể thiết cho kết cấu cửa, với phân loại thanh thoát hiểm:

Thanh thoát hiểm đơn: thường sử dụng cho cửa thoát hiểm, chống cháy 1 cánh. Chiều dài thanh thoát hiểm đơn 0.84 – 1.045m. Thanh được đặt cố định ở vị trí 0.9m tính từ mặt đất, chiều cao phù hợp cho cả trẻ nhỏ và người lớn đều có thể sử dụng.

Thanh thoát hiểm đôi: sử dụng cho loại cửa 2 cánh. Với cấu tạo gồm 2 thanh thoát hiểm đơn nhưng kèm theo 2 chốt phía trên và phía dưới ở 1 bên cánh. Khi có sự cố khẩn cấp, chỉ cần ấn 1 bên thanh thoát hiểm đơn thì khóa chốt sẽ mở ra dễ dàng. Vị trí lắp đặt thanh thoát hiểm đơn đặt cách mặt đất 0.9m.

Thanh Thoát Hiểm Đơn

2.1. Thanh Thoát Hiểm Cho Cửa Đơn

Loại cửa thoát hiểm này thường dùng ở các nhà chung cư, các căn hộ có diện tích khiêm tốn chỉ có một cửa đơn để ra vào. Với loại cửa 1 cánh này chúng ta có thể chọn loại khóa thanh thoát hiểm đơn là phù hợp nhất.

Thông thường, thanh thoát hiểm đơn có 2 loại khác nhau. Chúng được phân biệt nhau qua chất liệu cấu tạo nên chúng đó là: inox và thép sơn tĩnh điện. Đây là các loại chất liệu khá cứng, chắc chắn và bền bỉ, ít bị rỉ sét…

Thanh thoát hiểm đơn được lắp đặt không quá phực tạp. Loại này được đặt ở phần giữa của cánh cửa, cách mạch đất khoảng 1m. Vị trí đặt này phù hợp với kích thước của người trưởng thành, đồng thời trẻ nhỏ cũng có khả năng với tới khi xảy ra sự cố.

Tính năng sử dụng:

Thanh thoát hiểm đơn thường được sử dụng như một loại khóa thoát hiểm tại lối thoát hiểm của các tòa nhà cao tầng, khu chung cư, các công ty hay siêu thị mua sắm…

Thanh thoát hiểm đơn được thiết kế để dành cho các loại cửa thoát hiểm có 1 cánh.

Thanh thoát hiểm được gắn vào cửa thoát hiểm giúp cửa có thể mở bằng cách nhấn vào thanh thoát hiểm trong những trường hợp cần thiết và khẩn cấp, nó có chức năng như của một loại khóa. Tuy nhiên, loại khóa này chỉ có thể giúp cửa thoát hiểm mở ra được một chiều từ bên trong, trong trường hợp muốn mở cửa thoát hiểm từ bên ngoài vào thì cần phải có thêm khóa liên kết với thanh thoát hiểm được lắp đặt ở vị trí bên ngoài cánh cửa.

Thanh Thoát Hiểm Cửa Đôi

2.2. Thanh Thoát Hiểm Cửa Đôi

Loại cửa đôi là cửa có 2 cánh. Loại cửa này có nhiều ở các văn phòng, các căn hộ lớn có thể có cửa to lớn nên dùng loại cửa 2 cánh.

Cấu tạo của khóa thanh thoát hiểm cho cửa đôi bao gồm 1 thanh thóa hiểm đơn và một thanh thoát hiểm có chốt khóa gắn trên và gắn dưới cánh cửa thứ hai.

Khi lắp đặt loại thanh thoát hiểm đôi người ta thường lắp đặt cho 1 cánh sử dụng chốt trên và dưới , cánh còn lại được lắp thanh thoát hiểm đơn gác lên cánh có chốt. Nhờ cấu tạo này mà khi gặp trường hợp nguy hiểm cần thoát nạn người dùng có thể nhấn vào thanh thoát hiểm bất kỳ nào đều có thể mở được cánh cửa.

Tính năng sử dụng:

Thanh thoát hiểm đôi được dùng cho cửa thoát hiểm có 2 cánh.

Thanh thoát hiểm đôi được lắp đặt như sau:

Dạng 1: Thanh thoát hiểm được lắp đặt vào vị trí cánh ngoài có cấu tạo chốt ở trên và chốt ở dưới. Nguyên lý hoạt động của loại thanh thoát hiểm này sẽ giúp mở được cửa khi có sự tác động nhấn vào thanh thoát hiểm còn khi ở trạng thái bình thường thì thanh thoát hiểm sẽ tự động chốt cửa lại, muốn mở được cả hai cánh cửa chỉ cần người dùng nhấn vào thanh thoát hiểm.

Dạng 2: Loại thanh thoát hiểm này sẽ được lắp đặt một cánh cửa dùng thanh thoát hiểm có chốt ở trên và chốt ở dưới, cánh cửa còn lại dùng thanh thoát hiểm đơn. Một lưu ý khi lắp đặt là cánh cửa được gắn thanh thoát hiểm đơn phải gác lên cánh cửa gắn thanh thoát hiểm có chốt trên và chốt dưới.

Điểm cộng của loại thanh thoát hiểm này là giúp tiết kiệm được đáng kể chi phí mà vẫn đảm bảo được tính năng chính vốn có của nó, giúp thoát hiểm đảm bảo an toàn. Khi muốn mở của người dùng có thể nhấn vào bất kỳ thanh thoát hiểm trên cánh cửa nào cửa cũng sẽ được mở.

Trong trường hợp người dùng chỉ muốn mở một cánh cửa thì nhấn vào thanh thoát hiểm đơn, còn muốn mở cả hai cánh cửa thì nhấn vào thanh thoát hiểm có chốt trên và dưới trên cánh cửa thoát hiểm.

Dạng 3: Trường hợp nếu cửa thoát hiểm có hai cánh hoạt động độc lập nhau, không cánh cửa nào gác lên cánh cửa nào, có thể lắp đặt loại thanh thoát hiểm đôi có chốt trên dưới lên cả hai cánh cửa. Khi lắp thanh thoát hiểm kiểu này thì người dùng tác động nhấn lên thanh thoát hiểm ở cánh cửa nào, cánh cửa đó sẽ được mở.

3. Cấu Tạo Của Thanh Thoát Hiểm

Thông thường thanh thoát hiểm được làm 2 loại phổ biến đó là bằng chất liệu thép sơn có tĩnh điện hoặc được làm bằng inox 304. Mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng phù hợp với từng khu vực khác nhau, như sau:

Thanh thoát hiểm làm bằng thép sơn tĩnh điện thường có độ bền chắc cao nên sử dụng khá lâu bền.

Thanh thoát hiểm làm bằng inox 304 không những có độ bền chắc mà lại có khả năng chống gỉ sét và tăng tính thẩm mĩ cho cánh cửa nhà bạn.

Cấu tạo chung của cả 2 loại thanh thoát hiểm:

Đầu trên được gắn với chốt khóa liên động phía bên kia của cánh cửa để có thể mở từ bên ngoài nếu dùng khóa.

Ở giữa và phía đuôi gắn nút nhựa thẩm mỹ dùng bít đầu hở. Khi gắn ở đuôi thanh thoát hiểm bạn cần tháo nắp để gắn trước khi bắn ốc liên kết.

Mặt dưới của thanh được gia cố xương và định vị ốc vít cho bạn dễ dàng gắn lắp lên cánh.

4. Công Dụng Của Thanh Thoát Hiểm

Đúng như tên gọi của nó, thanh thoát hiểm được dùng chủ yếu để thoát hiểm 1 cách dễ dàng nhất. Qua đó giúp mang đến được sự an toàn cho con người trong những điều kiện bất lợi, nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.

Các thanh thoát hiểm được gắn trên các cửa thoát hiểm trong những tòa nhà, công trình. Qua đó nhằm hỗ trợ cho người dùng có thể thoát hiểm thông qua cửa thoát hiểm được nhanh chóng nhất nhờ vào việc sử dụng sản phẩm này.

Đó chính là lý do, bạn thường thấy các thanh thoát hiểm trên các cánh cửa chống cháy thoát hiểm của các tòa nhà, văn phòng, nhà máy…

Ứng Dụng Của Thanh Thoát Hiểm Trong Cửa Chống Cháy

4.1. Ứng Dụng Của Thanh Thoát Hiểm Trong Cửa Chống Cháy

Như công dụng của thanh thoát hiểm đã nêu, trên chúng được đặt trên các cánh cửa chống cháy thoát hiểm. Nhờ đó có thể giúp người người gặp nạn có thể nhanh chóng thoát ra ngoài để đảm bảo sức khỏe và tính mạng.

Lắp đặt thanh thoát hiểm

Lắp đặt thanh thoát hiểm thường được thực hiện bởi những thợ kỹ thuật, chú ý cách lắp cao độ sao cho phù hợp tiêu chuẩn và bản vẽ hướng dẫn đi kèm trong vỏ hộp.

Thanh thoát hiểm thường lắp kèm theo tay nắm cửa và tay co thủy lực (cùi chỏ hơi). Tùy theo chất liệu, độ bền và độ uy tín của thương hiệu mà giá thanh thoát hiểm này cũng rất khác nhau.

Với các thông tin về khóa thanh thoát hiểm kể trên, chúng ta có thể đưa ra các lựa chọn phù hợp cho cánh cửa nhà bạn. Đồng thời, chúng ta cũng biết được các đặc điểm, công dụng và ưu điểm của các loại trên, từ đó lựa chọn loại khóa thanh thoát hiểm mà mình yêu thích.

Xem thêm >> Yêu Cầu Kỹ Thuật Đối Với Cửa Chống Cháy

5/5 - (16 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *