Vì Sao Cửa Thoát Hiểm Luôn Phải Đóng?

Hãy cùng Alumax tìm hiểu vì sao cửa thoát hiểm luôn phải đóng ? Hiện nay, tại các chung cư cao tầng hay các tòa nhà văn phòng thường dùng thang máy để di chuyển, và cầu thang bộ thường dùng để thoát hiểm. Trên các cánh cửa thoát hiểm ra cầu thang đều có gắn khóa thanh thoát hiểm (hay còn gọi là tay đẩy panic), các thanh thoát hiểm này đều chỉ cho phép đi 1 chiều từ hành lang ra cầu thang bộ mà không cho đi ngược lại. Quan sát kỹ thì thấy các cánh cửa này đều có gắn tay co thủy lực có tác dụng giữ cửa luôn tự động đóng lại.

Cửa thoát hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu số người chết và thương vong do các sự cố hỏa hoạn gây ra. Cửa thoát hiểm đóng vai trò là một lối ra trong doanh nghiệp của bạn dẫn trực tiếp ra bên ngoài một cách nhanh chóng và dễ dàng mở mà không cần chìa khóa. Để đảm bảo an toàn về tính mạng cho mọi người sống và làm việc trong các tòa nhà cao tầng (căn hộ, chung cư, tòa nhà văn phòng, siêu thị, bệnh viện, nhà máy…). Trong quá trình thiết kế và xây dựng, người kiến trúc sư luôn tính toán và thiết kế các lối thoát hiểm cho người sử dụng khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra.

Vì Sao Cửa Thoát Hiểm Luôn Phải Đóng ?

1. Sự Khác Nhau Giữa Cửa Chống Cháy Và Cửa Thoát Hiểm

Cửa chống cháy là loại cửa được thiết kế và lắp đặt bên trong một tòa nhà với một chức năng và nhiệm vụ rõ ràng. Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn cửa chống cháy sẽ là cánh cửa có khả năng chịu nhiệt, chịu lửa, ngăn chặn tạm thời sự bùng phát của ngọn lửa và khói độc trong một khoảng thời gian nhất định để bảo vệ đường thoát khỏi tòa nhà cho mọi người (Thời gian chịu nhiệt của cửa chống cháy là từ 30 đến 240 phút). Và một cánh cửa ở bên ngoài phía cuối cùng (tức là cánh cửa mở thông ra bên ngoài tòa nhà) trên hành lang thoát hiểm, cánh cửa này được gọi là cửa thoát hiểm hay cửa an toàn (cửa thép an toàn ). Chính điều này khiến chúng ta phải có hai loại cửa phòng cháy khác nhau với các nhiệm vụ hoạt động khác nhau.

Cửa thoát hiểm không cần tính chống cháy và khóa an toàn, thường được lắp đặt tại các vị trí thoát hiểm như thang bộ chung cư, tòa nhà cao tầng,… kèm theo bảng chỉ dẫn thoát hiểm (Exit) . Mục đích của cửa là để cho phép mọi người có lối thoát ra ngoài một cách nhanh chóng và an toàn. Cửa thoát hiểm phải thường đóng nhưng không khóa. Không được phép lắp ổ khóa vào cửa thoát hiểm.

Sự Khác Nhau Giữa Cửa Chống Cháy Và Cửa Thoát Hiểm

Rất nhiều người đặt câu hỏi rằng liệu cửa thoát hiểm hay còn gọi là cửa an toàn có thể được sử dụng giống như là cửa ra vào thông thường hàng ngày không ? Câu trả lời là có thể – thực tế cho thấy nếu cánh cửa thoát hiểm được sử dụng hàng ngày thì rất dễ tạo thành một lối thoát dễ dàng nhất cho mọi người vì ai cũng biết phải đi ra đi vào từ đó.

Tuy nhiên theo quy định các cánh cửa thoát hiểm có hướng mở cửa chính đều là một chiều từ trong ra ngoài, phải lắp phụ kiện thanh đẩy thoát hiểm, không được lắp đặt khóa gây cản trở và khó khăn cho người sử dụng, chúng phải được mở ra ngay lập tức bởi bất cứ ngoài nào khi cần thiết.

Điều này nhiều khi gây ra sự tranh cãi giữa hai chức năng là an toàn và an ninh. Sự tranh cãi này xuất hiện khi người ta đánh giá mực độ rủi ro an toàn trong các tòa nhà như tòa nhà của chính phủ hay trung tâm thương mại, khu vực công cộng, các địa điểm tổ chức các sự kiện lớn… vì cửa thoát hiểm thường không có bất kì thiết bị khóa nào. Tuy nhiên các vấn đề an ninh này hoàn toàn có thể được giải quyết bằng cách cài đặt các phần mềm và các thiết bị chuyên dụng để ngăn chặn sự đột nhập trái phép.

1.1. Lối Thoát Hiểm Là Gì ?

Trước hết chúng ta cần tìm hiểu rằng lối thoát hiểm là gì ? Bạn có thể hiểu một cách đơn giản lối thoát hiểm là một phương tiện để thoát ra một tòa nhà trong trường hợp có hỏa hoạn xảy ra hoặc một cánh cửa được sử dụng để cho mọi người ra khỏi một tòa nhà khi xảy ra hỏa hoạn. Điều quan trọng là bạn cần làm rõ lối thoát hiểm khẩn cấp có thể là sự kết hợp giữa lối ra thông thường và lối ra đặc biệt cho phép sơ tán nhanh hơn, đồng thời cung cấp một tuyến đường thay thế trong trường hợp lối ra vào thông thường của bạn bị chặn.

Lối Thoát Hiểm Là Gì ?

Lối thoát hiểm cần phải tuân thủ những quy định sau:

  • Nó phải được đặt ở vị trí dễ tiếp cận.
  • Lối ra phải có khu vực hoặc vị trí có thể đưa người ra ngoài trong tình huống khẩn cấp.
  • Được kiểm soát ở bên trong tòa nhà.
  • Cần được quản lý tốt và thường xuyên được bảo trì.
  • Và chúng phải được đặt ở vị trí cố định.

Thông số kỹ thuật của cửa thoát hiểm:

Cửa thoát hiểm phải được sản xuất để chịu và ngăn chặn sự lan truyền của đám cháy. Mục đích chính của chúng là có thể nhanh chóng mở và giúp mọi người dễ dàng thoát ra khỏi tòa nhà trong thời gian ngắn nhất có thể trong trường hợp khẩn cấp. Một số quy định về cửa chống cháy mà bạn cần phải được tuân thủ như:

  • Cửa thoát hiểm phải được mở theo hướng thoát hiểm và không được sử dụng cửa trượt hoặc cửa quay cho các lối thoát hiểm chuyên dùng làm lối thoát hiểm.
  • Cửa thoát hiểm không được khóa hoặc buộc chặt theo bất kỳ cách nào khiến cửa không thể mở dễ dàng và ngay lập tức trong tình huống khẩn cấp.
  • Nếu cửa cũng là để đảm bảo an ninh, cửa thoát hiểm có thể được khóa bên ngoài, nhưng phải được trang bị thanh đẩy khẩn cấp để cho phép thoát ra ngoài nhanh.
  • Các lối thoát hiểm chống cháy phải được đánh dấu rõ ràng và dễ nhận biết bằng cách sử dụng đủ ánh sáng hoặc sử dụng biển báo.

Sử dụng biển báo thoát hiểm:

Quy định về cửa thoát hiểm trong PCCC quy định rằng lối thoát hiểm phải được đánh dấu rõ ràng và không có vật cản. Điều này có thể có dạng một dấu hiệu được chiếu sáng hoặc các nhãn dán.

Bảo trì và kiểm tra cửa thoát hiểm

Việc bảo trì và kiểm tra các tuyến đường trong trường hợp khẩn cấp không chỉ giới hạn ở việc duy trì cửa thoát hiểm mà cả hành lang, lối thoát nạn, hệ thống báo cháy, thiết bị chữa cháy và đèn chiếu sáng khẩn cấp. Kiểm tra thường xuyên và bảo dưỡng định kỳ phải được thực hiện trên tất cả các thiết bị và phụ kiện an toàn cháy nổ.

Chúng tôi khuyến nghị rằng việc bảo dưỡng định kỳ các thiết bị chữa cháy và các hệ thống đã lắp đặt khác như cửa chống cháy hoạt động an toàn và không cần sửa chữa cần thiết.

2. Lý Do Cửa Thoát Hiểm Luôn Phải Đóng ?

Ngay từ ban đầu, để được cấp phép xây dựng, mọi công trình chung cư, nhà cao tầng đều phải trình bản vẽ thẩm duyệt phòng cháy.

Trong đó hạng mục cửa chống cháy và cửa thoát hiểm đều phải được thiết kế theo đúng những quy chuẩn về xây dựng và phòng chống cháy nổ. Có như vậy, công trình mới được cấp phép xây dựng và mới có thể triển khai được những bước tiếp theo.

Lý Do Cửa Thoát Hiểm Luôn Phải Đóng ?

Như vậy, không phải ngẫu nhiên mà cửa thoát hiểm chung cư bắt buộc phải được xây dựng tại mọi tòa chung cư.

Loại cửa này chỉ phát huy được vai trò của mình trong tình huống khẩn cấp như cháy nổ. Bình thường, cửa luôn đóng để nếu xảy ra cháy, khói bụi không lọt vào bên trong lối thoát hiểm – cầu thang bộ được. Lúc này, cư dân sinh sống tại các tầng trong tòa nhà có thể di chuyển vào thang thoát hiểm, thoát thân khỏi đám cháy và khói bụi. Nhờ vậy, có thể di chuyển đến khu vực an toàn, bảo toàn được mạng sống.

Chính vì thế mục đích như vậy, đòi hỏi cửa thoát nạn phải được đặt tại các vị trí có sự tính toán kỹ càng, kích thước đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao nhất. Cũng chính vì lý do đó, cửa thoát hiểm chung cư bao giờ cũng là cửa thoát hiểm chống cháy.

Đa phần người dân sinh sống tại các chung cư không hiểu rõ tác dụng và nguyên tắc luôn đóng kín của cửa thoát hiểm chống cháy.

Chính vì vậy, hiện tượng mở cửa thoát hiểm cho thoáng mát, thậm chí cửa thoát hiểm bị mở ra rồi bị chặn lại bằng đồ vật không hiếm khi xảy ra tại các chung cư. Nếu không may xảy ra hỏa hoạn, thiệt hại về người và tài sản là điều tất yếu.

Mùa hè nắng nóng đang đến rất gần. Nguy cơ cháy nổ cũng ngày càng cao hơn. Do đó, việc cần làm không chỉ là nâng cao ý thức của người dân trong phòng chống cháy nổ (kiểm tra thiết bị điện thường xuyên, cẩn trọng khi dùng bếp gas, chú ý hệ thống báo cháy…). Đó còn là việc nâng cao nhận thức và ý thức trong sử dụng cửa thoát hiểm thang bộ đúng mục đích.

Cửa thoát hiểm chung cư là một trong những thiết kế quan trọng trong nguyên tắc an toàn cháy nổ ở các tòa chung cư. Chính vì thế nó đòi hỏi vị trí, độ cao, chất lượng phải thật chính xác. Và yêu cầu người dân sinh sống trong tòa nhà phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về loại cửa này. Như chúng ta đều thấy, trong các tòa nhà chung cơ, tấm cửa này rất nặng và luôn được đóng kín. Mặc dù nếu mở ra thì sẽ rất thoáng mát. Tại sao vậy?

Các vật liệu được dùng làm cửa thoát hiểm chung cư phổ biến đó là thép không gỉ, kính cường lực chống cháy… Chính vì vậy khi đóng kín các cánh cửa này thì khói không thể xâm nhập vào lối thoát hiểm ở các tầng chung cư. Nếu không may xảy ra hỏa hoạn thì người dân sống tại chung cư có thể chạy vào lối thoát hiểm để chạy bị ngạt khói. Đây chính là lý do mọi tòa chung cư, cao tầng đều có quy định chặt chẽ về việc luôn phải đóng kín các cánh cửa thoát hiểm.

2.1. Vì Sao Cửa Thoát Hiểm Chỉ Mở 1 Chiều ?

Cửa thoát hiểm nói chung và cửa thoát hiểm dành cho chung cư nói riêng chỉ mở 1 chiều (thông thường là từ hành lang ra cầu thang bộ) mà không cho phép đi theo hướng ngược lại.

Vì Sao Cửa Thoát Hiểm Chỉ Mở 1 Chiều ?

Loại cửa này có thể đảm bảo được chức năng như vậy chính là nhờ thanh đẩy panic, hay còn gọi là khóa cửa thoát hiểm.

Khóa thanh thoát hiểm là một thanh ngang được gắn trực tiếp vào cánh cửa, cách mặt đất khoảng 1 mét. Khi cần, người sử dụng chỉ cần ấn vào nút trên thanh thoát hiểm là cửa tự động mở ra cho người sử dụng lách vào lối thoát hiểm. Sau đó, cửa lại tự động đóng lại nhờ tay co thủy lực.

Cửa thoát nạn chung cư chỉ mở được 1 chiều để:

  • Đảm bảo an ninh tòa nhà: Cửa thoát hiểm không thể mở theo chiều ngược lại từ lối thoát hiểm ra hành lang. Nhờ vậy có thể tránh được kẻ trộm, kẻ gian đi theo lối cầu thang bộ lên các tầng trong tòa nhà.
  • Đảm bảo lối thoát hiểm chỉ lưu thông 1 chiều, tránh va chạm và gây chậm trễ trong quá trình thoát nạn.
  • Giúp cách ly ngọn lửa và khói bụi tràn vào lối thoát hiểm, đảm bảo đủ thời gian cho con người để kịp thời di chuyển đến nơi an toàn.

Quy Định Chung Về Cửa Thoát Hiểm Chung Cư

2.2. Quy Định Chung Về Cửa Thoát Hiểm Chung Cư

Tiêu chuẩn về cửa thoát nạn dành cho nhà chung cư được quy định cụ thể tại QCVN 06:2021/BXD và Thông tư 02:2021 về việc ban hành Quy chuẩn nói trên:

  • Khi tổng diện tích các căn hộ trên 1 tầng chung cư > 500 m2 thì phải có ít nhất 2 lối thoát nạn & 2 cửa thoát hiểm trở lên.
  • Các tầng hầm và nửa hầm chung cư phải có ≥ 2 hai lối ra thoát nạn & cửa thoát hiểm khi có diện tích > 300 m2 hoặc dùng cho hơn 15 người có mặt đồng thời.
  • Khi có từ 2 lối ra thoát nạn & 2 cửa thoát hiểm trở lên, chúng phải được bố trí phân tán.
  • Khi xác định chiều rộng cửa và lối thoát nạn cần tính đến dạng hình học của đường thoát nạn qua cửa thoát nạn, đảm bảo không cản trở việc vận chuyển cáng cứu thương.
  • Các cửa thoát nạn chung cư phải không khóa để có thể mở được mà không cần chìa. Đồng thời, phải có cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín để ngăn khói.

Xem thêm >> Sự Thật Về Cửa Chống Cháy Vân Gỗ Trong Các Tòa Nhà

5/5 - (16 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *