Hãy cùng Alumax tìm hiểu về vân gỗ là gì ? đặc điểm của vân gỗ, các loại vân gỗ phổ biến hiện nay. Có thể nói vân gỗ là thứ giá trị nhất của một miếng gỗ khi gia công ra. Chúng là thứ quyết định giá trị cuối cùng của sản phẩm nội thất gỗ, nhất là những sản phẩm có tiết diện lớn như panel cửa gỗ đẹp, mặt bàn, mặt cánh tủ áo, tủ bếp…
Điều này có ý nghĩa vô cùng lớn, việc sở hữu 1 món đồ nội thất có vân đẹp, họa tiết mang nhiều ý nghĩa tiền tài may mắn thì càng làm cho giá trị của chúng tăng lên gấp bội. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu về chúng, may chăng chỉ có những người trong nghề mới biết. Tiện đây Alumax xin giới thiệu 1 cách chi tiết nhất.
Vân gỗ đẹp hay chính xác hơn là vân gỗ tự nhiên luôn được xem là thứ giá trị nhất của gỗ nội thất. Trong đó mỗi một loại vân gỗ đều mang một ý nghĩa đẹp về tiền tài, may mắn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cũng hiểu được từng ý nghĩa đó. “Mỗi công dân có một dạng vân tay, mỗi nhà thơ có một dạng vân chữ”. Và vân gỗ cũng được hiểu như vậy. Sẽ không có 2 cây gỗ tự nhiên nào có vân giống nhau hoàn toàn. Ngay cả khi chúng cùng một loài.
1. Vân Gỗ Là Gì ?
Vân gỗ chính là những đường nét tự nhiên do thớ gỗ hay dác gỗ hình thành. Quá trình tạo vân luôn luôn biến đổi cùng với sự sinh trưởng của cây. Dưới sự tác động của nhiều yếu tố vật lý, sinh học và cả biến đổi hoá học vô cùng phức tạp. Khi cây gỗ phát triển qua từng năm, có những mạch gỗ mới và có những mạch gỗ già đi. Khi này những mạch gỗ không còn chức năng vận chuyển nước, chất dinh dưỡng cho cây nữa mà trở thành vân gỗ.
Đặc trưng của vân sẽ phụ thuộc vào những yếu tố: khí hậu, chất đất… Ngoài ra tuổi thọ của cây khi khai thác cũng tạo nên hình thù và màu sắc vân khác nhau. Cây gỗ được chặt càng già, tức là thời gian không tham gia vận chuyển chất hữu cơ càng lâu, số lượng mạch gỗ như thế càng nhiều. Vậy là dạng vân gỗ cũng dày hơn, màu sắc đặc biệt hơn.
Hàng năm vào mùa xuân, cây cối sinh trưởng tốt tạo ra lớp gỗ dày và có màu nhạt. Đến các mùa khác, cây sinh trưởng chậm, màu gỗ cũng sậm hơn, lớp gỗ mỏng. 2 lớp gỗ đậm nhạt này gộp lại được tính là 1 năm tuổi của gỗ. Vì thế, với những người có kinh nghiệm có thể đoán được số tuổi của gỗ bằng cách đếm số vòng gỗ.
Vân gỗ sẽ không bị thay đổi kể cả khi đã được cưa xẻ, bào nhẵn để làm đồ nội thất. Chúng chỉ mất đi khi ta sơn phủ màu sắc khác lên đồ gỗ. Bởi vậy khi chọn nội thất gỗ tự nhiên, người thợ vẫn ưu tiên sử dụng loại sơn PU để bảo vệ và tạo độ bóng cho sản phẩm. Mà vẫn giữ nguyên những đường nét đặc trưng của vân gỗ.
Xem thêm >> Cửa Thép Vân Gỗ Alux: Ưu nhược điểm, Cấu tạo & Báo giá
1.1. Tại Sao Vân Gỗ Lại Có Ý Nghĩa Quan Trọng ?
Khi mua nội thất gỗ tự nhiên, ngoài việc lựa chọn kiểu dáng, màu sắc, kết cấu thì vân gỗ được khách hàng chú ý nhất. Nó không chỉ thể hiện tính thẩm mỹ, sự khác biệt độc đáo, mà còn mang ý nghĩa về tiền tài, may mắn.
Khi bắt tay vào thi công nội thất gỗ, điều quan trọng nhất là nắm được sự khác biệt về các loại gỗ. Mỗi 1 loại gỗ lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy từng loại gỗ mà có vân gỗ cùng màu sắc khác nhau. Nó ảnh hưởng vô cùng lớn tới toàn bộ thiết kế của căn nhà.
Ở nhiều khía cạnh, vân gỗ còn còn giúp nhận biết loại gỗ nào có quý hay không? Tuy nhiên để có thể đạt được trình độ đó đòi hỏi các bạn phải có chuyên môn cực tốt. Đồng thời phải có kinh nghiệm nhiều năm trong sản xuất đồ gồ nội thất.
1.2. Đặc Điểm Của Vân Gỗ
Nếu bạn đang có ý định mua sắm đồ nội thất bằng gỗ thì nhất định phải hiểu đặc điểm của các loại vân để có thể chọn được sản phẩm với tính thẩm mỹ đẹp và sang trọng.
- Không cây gỗ tự nhiên nào có vân giống nhau. Chúng là duy nhất và không trùng lặp.
- Vân ở trong lõi thường có màu sẫm hơn phần giác gỗ.
- Vân có thể thay đổi tùy theo khí hậu, thổ nhưỡng.
- Vân gỗ mặt cắt ngang và mặt cắt dọc có hình thù hoàn toàn khác nhau.
- Không chỉ có chức năng tạo thẩm mỹ, thể hiện tuổi thọ cũng là một ý nghĩa mà vân của các loại gỗ giúp người mua xác minh được tuổi đời của cây gỗ cũng như chất lượng gỗ già, đanh cứng hay là gỗ non.
- Các đường vân sẽ không biến mất theo thời gian mà chỉ bị che phủ đi khi sơn màu trên bề mặt tấm gỗ.
2. Phân Loại Các Đường Vân Gỗ
2.1. Vân gỗ theo mặt cắt ngang
Khi tiến hành cắt khúc gỗ theo chiều ngang chúng ta sẽ thấy trên bề mặt cắt ngang của lõi gỗ có các đường vân nhìn sậm màu hơn với gỗ dác. Đặc biệt các đường vân nhìn sẽ đều nhau xoay quanh vòng tròn đồng tâm. Màu vân gỗ sẽ nhạt dân từ tâm gỗ đến hai dác gỗ. Nếu khi cắt lát ngang mà thân gỗ chỉ có một màu duy nhất thì đó là do lõi gỗ rỗng. Hiện tượng này chỉ xuất hiện ở một số thân gỗ đặc biệt.
Đường kính của vân gỗ tùy thuộc vào từng loại cây, khí hậu và cả tuổi thọ của nó. Có loại vân gỗ có từ sớm, nhưng có loại phải trồng đến nhiều năm mới cho đường vân rõ đẹp.
Các xẻ gỗ này thường áp dụng khi các xưởng muốn sản xuất các mẫu thớt thái đồ ăn, làm đồ điêu khắc, đồ trang trí.
2.2. Vân gỗ theo bề mặt cắt dọc
Ngược lại với cách cắt gỗ theo chiều ngang, phương pháp xẻ theo chiều dọc lại tạo ra các đường vân uốn lượn hình sóng. Các mắt gỗ hoặc đường vân chạy xuôi theo bề ngang. Phương pháp cắt gỗ này vừa giúp tận dụng nguyên vật liệu lại thích hợp để sản xuất các vật dụng có kích thước lớn. Đặc biệt trong đó phải kể đến việc xẻ gỗ dọc làm đồ nội thất như bàn trà, tủ quần áo, bàn uống nước, giường ngủ, kệ trang điểm, tủ sách…
3. Các Loại Vân Gỗ Phổ Biến Hiện Nay
3.1. Vân gỗ óc chó
Loại gỗ này không có ở Việt Nam, được trồng ở khu vực Bắc Mỹ. Vân gỗ óc chó có màu nâu đậm với hình dạng elip to nhỏ không đều nhau. Đây là một trong những loại gỗ đắt tiền, nổi tiếng có đường vân đẹp. Nó thường được sử dụng làm các nội thất cao cấp như bàn ăn gỗ óc chó, bàn trà gỗ óc chó…
3.2. Vân gỗ lim
Gỗ lim là loại gỗ quý ở Việt Nam và một số nước như Đài Loan, Trung Quốc. Loại gỗ này có đặc tính cứng và vân gỗ màu nâu cánh gián. Gỗ lim có đường vân dạng xoắn kép nhìn vô cùng đẹp.
3.3. Vân gỗ sồi
Gỗ sồi lại có những đường vân màu vàng nhẹ rất tự nhiên. Nó còn có hình dáng như những giọt mưa rơi nhìn rất lạ mắt.
3.4. Vân gỗ trắc
Gỗ trắc được trồng ở nhiều vùng đất ở Việt Nam như Kon Tum, Gia Lai. Thân gỗ to, nhiều cành nhưng lại phát triển khá chậm. Hiện loại gỗ này được phân thành 3 loại với 3 màu đỏ, đen, vàng. Tiêu biểu trong đó gỗ trắc đỏ và gỗ trắc đen được đánh giá cao cả về đường vân và khả năng chịu lực.
3.5. Vân gỗ tần bì
Gỗ tần bì có đường vân khá đặc trưng với vân thằng và nhìn to, rõ. Mặt gỗ bằng phẳng với sự hội tụ của nhiều màu gồm màu trắng ngàn, màu vàng sọc, màu nâu nhẹ.
3.6. Vân gỗ gõ đỏ
Gỗ gõ đỏ thuộc hàng gỗ quý có màu đỏ sẫm với những đường vân kiểu xoáy nhìn cực kỳ ấn tượng. Khi được đưa vào chế tác các nhà sản xuất thường để lộ rõ đường vân để tạo nên những bộ bàn ăn, cửa gỗ có tính thẩm mỹ cao.
3.7. Vân gỗ thông
Gỗ thông thường được dùng để sản xuất sofa gỗ hiện nay. Nó có các đường vân gỗ rất mềm mại, đều màu, vân gỗ đẹp tự nhiên. Đặc biệt giá thành gỗ thông lại không quá cao, phù hợp với đại đa số người tiêu dùng. Trong khi đó giá trị kinh tế, đường vân của nó luôn mang đến cảm giác sống động cho các sản phẩm nội thất.
3.8. Vân gỗ hương
Gỗ hương cứng, chắc chắn và tỏa ra mùi thơm nhẹ. Đường vân được mô tả giống như bông hoa đang bung nở với những thớ gỗ bao xung quanh. Đặc biệt loại gỗ này rất thích hợp sử dụng trong điều kiện thời tiết thường xuyên thay đổi ở Việt Nam.
3.9. Vân gỗ gụ
Gỗ gụ là loại gỗ quý, bền dễ đánh bóng, có khả năng chống mối mọt, ít cong vênh. Gỗ có thớ thẳng, vân mịn vô cùng đẹp; màu vàng trắng khi để lâu chuyển sang màu nâu sẫm, sau đó chuyển thành màu cánh dán, lâu đen.
Xem thêm >>