Thước Lỗ Ban Là Gì ?

Hãy cùng Alumax tìm hiểu xem thước lỗ ban là gì ? ý nghĩa các cung trong thước lỗ ban, ứng dụng của thước lỗ ban. Thước Lỗ Ban (Lỗ Ban thước) do thợ mộc tên Lỗ Ban tạo ra TCN với mục đích giúp đo đạc việc xây dựng nhà cửa được đúng phong thủy, tạo nên luồng khí tốt để đưa vào nhà, đẩy luồng khí xấu đi xa. Những công trình xây dựng, thiết kế nội thất đều phải sử dụng Lỗ Ban thước phong thủy để đo đạc tạo nên luồng khí tốt lưu thông. Trước khi làm nhà thì hầu như đều cần sử dụng loại thước này để đo đạc, đảm bảo có được các thông số có lợi nhất cho gia chủ dùng tuổi làm nhà.

Thước Lỗ Ban là loại thước liên quan phong thủy dùng trong xây dựng, nội thất, làm nhà như bàn thờ, cửa cổng, thước lỗ ban đo cửa chính. đo làm mộ âm phần… Có 3 loại thước Lỗ Ban chính, mỗi loại trên Lỗ Ban thước ý nghĩa chia thông số theo 8 cung 4 xấu – 4 tốt: Quý nhân, Hiểm họa, Thiên tai, Thiên tài, Phúc lộc, Cô độc, Thiên tặc, Tể tướng hoặc 8 cung: Tài, Bệnh, Ly, Nghĩa, Quan, Kiếp, Hại, Bản.

Lỗ Ban Là Ai ?

1. Lỗ Ban Là Ai ?

Lỗ Ban được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng. Có vài thuyết về lai lịch của ông. Lỗ Ban là thợ mộc giỏi của nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông) thời Xuân Thu (770-476 TCN). Tên ông là Ban (hoặc), họ là Công Thâu (cũng đọc Công Du). Lỗ Ban nghĩa là “ông Ban người nước Lỗ”.

Tượng thờ Lỗ Ban ở Đài Loan. Chân tượng có khắc chữ Xảo thánh Tiên sư, tức là Lỗ Ban Công. E.T.C. Werner (A Dictionary of Chinese Mythology) cho rằng Lỗ Ban sinh năm 506 TCN. Cha là Công Thâu Hiền. Công Thâu Ban thuở trẻ là thợ giỏi về các loại vật liệu như gỗ, đá, kim loại. Năm 40 tuổi ông ở ẩn trên núi Lịch Sơn, tu luyện pháp thuật.

Một thuyết khác cho rằng Lỗ Ban là người Đôn Hoàng, Túc Châu (nay là huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc), thời Chiến Quốc (475-221 TCN). Ông có tài nghệ tinh xảo, chế tạo diều gỗ cho người ngồi trên đó bay đi do thám thành trì nước Tống.

Một thuyết khác nữa lại cho rằng ông tên là Công Thâu Ban, thường gọi là Công Thâu Tử , vốn là con của Lỗ Mục Công (có sách chép là Lỗ Chiêu Công). Tương truyền Công Thâu Tử chế tạo nhiều loại máy móc, có thể dùng trong tác chiến, thí dụ như thang mây (vân thê) bắc lên tường thành để công phá thành.

Mặc Tử là người chủ trương phản chiến, từng đánh bại Công Thâu Ban về kỹ thuật công phá thành. Sách Mặc Tử, thiên Công Thâu chép: “Công Thâu Ban làm thang mây cho nước Sở xong, sắp đem đi đánh Tống. Mặc Tử nghe tin, bèn đi suốt mười ngày mười đêm từ nước Lỗ đến kinh đô của nước Sở để yết kiến Công Thâu Ban. Mặc Tử cởi đai lưng giả làm thành, lấy thẻ tre giả làm khí giới. Công Thâu Ban chín lần bày cách đánh thành giả ấy nhưng Mặc Tử chín lần cự lại. Công Thâu Ban dùng hết khí giới đánh thành mà Mặc Tử thì còn cách chống giữ. Công Thâu Ban chịu thua”.

Trong dân gian thường truyền tụng về sự linh nghiệm của bùa Lỗ Ban, thước Lỗ Ban… Thợ mộc và thợ xây dựng thờ Lỗ Ban làm tổ sư, ngày vía là 13 tháng 6 Âm lịch.

Thước Lỗ Ban Là Gì ?

2. Thước Lỗ Ban Là Gì ?

Thước lỗ ban là loại thước phong thủy, chuyên dụng dùng trong xây dựng nhà cửa và mộ phần. Trên thước lỗ ban có chia thông số đo lường và đánh dấu các cung giúp phân biệt khoảng tốt – xấu để người thợ chọn kích thước đẹp thiết kế hoặc biết khoảng cách xấu nào nên tránh theo quan niệm phong thủy.

Người Phương Đông vốn quan niệm nhà cửa, đất đai là nơi “an cư lạc nghiệp”, nhà cửa phải xây cho tốt thì mới “hút” lộc được. Vậy nên, khi làm nhà, ai cũng mong muốn chọn kích thước đẹp, hợp phong thủy cho bàn thờ, cửa, bếp hoặc đồ dùng nội thất để có thêm nhiều tài lộc. Hiểu được nhu cầu này, một người thợ mộc lừng danh của đất nước Trung Hoa cổ đại (770 – 476 TCN) tên Lỗ Ban đã sáng chế ra thước phong thủy có đánh dấu các mốc kích thước đẹp – xấu để thuận tiện trong việc đo đạc. Từ đó, người ta lấy tên ông làm tên gọi cho loại thước đặc biệt này.

Trên thước lỗ ban có nhiều vạch đỏ – đen xen lẫn nhau, vạch đỏ tượng trưng cho những điều tốt và vạch đen là những điều không tốt, dễ gây hại đến gia chủ. Nếu để ý thì bạn sẽ thấy thước đo lỗ ban được chia làm 2 hàng, do vậy, một số vị trí sẽ rơi vào hàng trên tốt nhưng hàng dưới lại xấu và ngược lại. Vì vậy khi đo đạc bất cứ điều gì thì cần chú ý tới cả hai hàng trên – dưới để có thể lựa chọn được kích thước có ý nghĩa tốt nhất.

Thước lỗ ban có nhiều loại khác nhau, mỗi loại thước đều có các cung nhất định, mỗi cung của các loại thước khác nhau cũng sẽ có những số đo khác nhau, sử dụng cho những mục đích khác nhau. Chúng ta cần nắm rõ đặc điểm của mỗi loại để phân biệt được, tránh nhầm lẫn khi sử dụng.

Nguồn Gốc Của Thước Lỗ Ban

3. Nguồn Gốc Của Thước Lỗ Ban

Ngay từ đời nhà Chu (257 năm trước Tây Lịch) cùng thời với triều đại Thục An Dương Vương nước Việt, con người đã biết dùng Chỉ và Phân theo hệ thống Bát Phân để làm đơn vị đo chiều dài. Một Chỉ dài 0,408 mét, có 8 Phân thì một Phân là 0,051 mét. Về sau từ con số đơn vị của Phân là 0,051 nhân cho 10 theo hệ thống Thập Phân thành con số 0,51. Cái thước dài 0,51m hay 51 cm lâu ngày trở thành cái thước Lỗ Ban đồng hóa với tà thuật của các Thầy Bùa, Thầy Pháp.

Mãi cho đến hơn 2000 năm sau, các nhà Thông Thái Sinh Cơ Lý Học mới giật mình bái phục khi tìm ra được Tần số của ngoại âm là 4,9 từ đó suy ra đơn vị Thời Gian là 1 sec / 4,9 = 0,20408. Biết được đơn vị Thời Gian, các nhà Toán Học tính ra được Gia Tốc Trọng Lực ở mặt địa cầu là 40,8 bằng cách lấy 980 nhân với bình phương của đơn vị thời gian: 0,20408. Con số 0,408 chính là đơn vị Chỉ của nền Văn minh Thái cổ cũng chính là Gia Tốc Trọng Lực ở mặt địa cầu tương đương với 2 lần trị số của đơn vị thời gian.

Như vậy, cái thước mà người đời nay cho rằng đó là cái thước Lỗ Ban huyền diệu, mang nhiều sắc thái bùa phép, người đời xưa sử dụng để đo đạt có độ dài là 51 cm, phát xuất từ cơ sở tính toán khoa học của các nhà Khoa Học Thái Cổ.

Mê tín dị đoan hay bác học thì lại tùy vào thái độ và trình độ của người sử dụng. Người mê tín thì cho rằng cái thước chính là chiếc gậy Thần Linh hiển. Là vì ít ra, sau khi đo đạc sửa chữa theo đúng hướng dẫn thì gia chủ có nhiều an tâm, hy vọng nhiều hơn, bớt được căng thẳng, giảm được ưu tư thì có thể né tránh được nhiều tai biến hậu quả có thể chết người. Người bác học thì cho rằng cái thước chỉ là phương tiện để đo đạc chính xác mà thôi.

Theo lý thuyết về năng lực bá động thì các loài sinh vật luôn luôn chịu ảnh hưởng của các làn sóng từ cấp thấp nhất là ngoại âm đến cấp cao nhất là siêu âm đặc biệt là làn sóng ngoại âm phát ra từ lòng đất là nguồn năng lực chi phối đời sống con người qua cơ sở vật chất là nhà cửa của họ.

Theo tác giả tập Thái Cổ Khoa Học Toàn Thư – Phần Dương Cơ Lý Học thì nhà cửa luôn luôn được xây dựng trên một nền cứng chắc và đủ rộng để chịu được toàn bộ trọng lượng của cái nhà. Sự liên kết của các nền nhà thành một khối chung sẽ tạo thành một tảng. Hình thức thông thường của tảng là một lớp nền mỏng trải dài trên một vùng đất xốp, mềm, có thể so sánh với một thanh gổ trên mặt nước.

Lòng đất luôn luôn phát ra làn sóng ngoại âm là hình thức nhỏ của địa chấn, cho nên tảng phải chịu ảnh hưởng và trở nên một tảng rung động. Trong sự rung động này có sự cộng hưởng. Sự truyền làn sóng và sự phản hồi làn sóng tạo nên một hệ thống sóng đứng mà hai đầu tảng là hai đầu tự do tạo thành hai bụng của thoi sóng đứng. Ở chính giữa gọi là Nút không rung động giống y như hình ảnh của thanh gỗ dài nhấp nhô hai đầu. Ngoại âm của đất có nhiều làn sóng tần số khác nhau và mức độ cộng hưởng sẽ tùy thuộc vào độ dài, độ dày và độ rắn chắc của tảng, nhưng thường thì độ dài quan trọng hơn.

Tảng dài thì có nhiều Nút và nhiều Bụng là vì một tảng dài rung động thì sẽ tạo xen kẻ thành nhiều Bụng và Nút . Mỗi vị trí này được gọi là Tọa Vị. Theo như tác giả tập Thái Cổ Khoa Học Toàn Thư , nếu tọa vị là Bụng thì gọi là Tọa Vị Dương là nơi có sự rung chuyển cao độ. Nếu Tọa Vị là một Nút thì gọi là Tọa Vị âm là nơi sự rung động hầu như không có.

Cây thước Lỗ Ban 51 cm được chia thành 8 cung bằng nhau. Mỗi cung lại chia thành 5 cung nhỏ. 8 cũng có thể là con số của Bát Quái và cũng là thứ tự của hàng đơn vị từ 1 đến 8 thuộc hệ thống Bát Phân. 5 cũng có thể là Ngũ hành Kim, Mộc,Thủy, Hoả , Thổ.

  • Cung đầu tiên là Quý Nhơn – Cung hành Mộc là cung Tốt.
  • Cung thứ 2 là Hiểm Họa – Cung hành Thổ là cung Xấu.
  • Cung thứ 3 là Thiên Tai – Cung hành Thổ là cung Xấu.
  • Cung thứ 4 là Thiên Tài – Cung hành Thủy là cung Tốt.
  • Cung thứ 5 là Nhơn Lộc – Cung hành Kim là cung Tốt.
  • Cung thứ 6 là Cô Độc – Cung hành Hỏa là cung Xấu.
  • Cung thứ 7 là Thiên Tặc – Cung hành Kim là cung Xấu.
  • Cung thứ 8 là Tể Tướng – Cung hành Thổ là cung Tốt.

Theo hệ thống Bát Phân từ 1 cho đến 8 là số cuối của hàng đơn vị thì Cung thứ nhất và cung thứ 8 chắc chắn phải là 2 Bụng tức là 2 tọa vị Dương. Hai cung ở giữa là cung thứ 4 và thứ 5 là hai cung Tốt cho nên cung 4 và 5 cũng phải là 2 Bụng tức cũng là 2 tọa vị Dương. Còn lại là Hai Nút sẽ ở tại giữa cung 2 – 3 và giữa cung 6 – 7 vị chi tất cả là 4 Tọa vị Âm. Sự phân chia 1 thành 2, 2 thành 4, 4 thành 8 chắc chắn bắt nguồn từ Lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành mấu chốt của Thái Cực sinh Lưỡng Nghi – Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng – Tứ tượng sinh Bát Quái.

Ý Nghĩa Của Thước Lỗ Ban

3.1. Ý Nghĩa Của Thước Lỗ Ban

Lỗ Ban nghiên cứu về cuộc sống con người trong vũ trụ, từ những mối quan hệ giữa con người với thế giới bên ngoài Lỗ Ban đã sinh ra những khoảng cách kích thước không gian biểu thị sự sinh tồn và suy thoái của cuộc sống con người.

Thước Lỗ Ban có chiều dài đơn vị gọi là “Thước” ký hiệu là L. Trên mỗi thước (L) này được chia làm 8 cung (bát quái), ở mỗi cung biểu thị sự định đoạt số mệnh của con người sống trong cái không gian vũ trụ đó.

Ý nghĩa của thước Lỗ ban trong thực tế là nếu có một ngôi nhà xây đúng hướng, hợp tuổi gia chủ, đúng ngày giờ và vào đúng năm tốt cũng chưa đã tốt hẳn mà lại còn xấu hơn nếu không hợp thước Lỗ Ban. Mọi kích thước thông thuỷ của các cửa, của căn phòng phạm phải cung xấu làm chìm đắm mọi cái tốt của sự hợp hướng, hợp thời, hợp ngày tháng. Khác với hướng nhà và sự hợp tuổi với thời gian và có thể lựa chọn và điều chỉnh thì kích thước chỉ có thể lấy đúng cung số, nếu lấy phải cung số xấu sẽ gây tai hoạ cho gia chủ.

3.2. Các Loại Thước Lỗ Ban Thông Dụng

Thước Lỗ Ban có 3 loại khác nhau dùng để đo:

  • Kích thước rỗng thông thuỷ 52.2 (để đo các kích thước thông thủy Cửa, cửa sổ).
  • Kích thước đặc (42,9) (các chi tiết của nhà những đồ vật nội thất).
  • Kích thước âm trạch (38,8).

Mỗi loại kích thước nói trên có cung bậc được xác định một cách nghiêm ngặt và nó đòi hỏi người sử dụng phải hết sức cẩn trọng trong việc ứng dụng từng loại thước vào thực tế, tuyệt đối không được dùng lẫn lộn.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin lưu ý rằng với một sự bất cẩn nhỏ nào đó cũng có thể gây nên sự đổ vỡ của cả một cơ nghiệp cho dù đó là sự vô tình. Chính vì vậy để sử dụng tốt Thước Lỗ Ban mối gia chủ cần phải nghiên cứu nó một cách nghiêm túc và đòi hỏi một sự áp dụng chính xác (nên nhờ các phong thủy gia có kinh nghiệm kiểm chứng với tâm linh để có được kích thước tốt nhất).

Nếu có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm hiểu thêm về cách sử dụng Thước Lỗ Ban, Làm sao để Tra cứu Thước lỗ ban chuẩn nhất Quý vị hãy liên hệ ngay với Alumax để được các kiến trúc sư và các chuyên gia của chúng tôi kịp thời tư vấn.

Cách Tra Thước Lỗ Ban Đúng Cách

4. Cách Tra Thước Lỗ Ban Đúng Cách

Trong thước đo có nhiều vạch đỏ mang nhiều ý nghĩa các cung tốt đẹp khác nhau. Một vài các cung ví dụ như nạp phúc, đăng khoa… (là tốt), thất thoát, tự tuyệt (là xấu). Do đó các nhà xây dựng, nhất là thợ mộc đều coi trọng Thước Lỗ Ban này để làm nhà cửa cho tốt đẹp và mọi việc đều hanh thông.

Ngoài những vạch xấu không nên dùng thì những vạch có chỉ số tốt đẹp cũng phải được dùng hợp lý. Ví dụ nếu nhà gia chủ xây để ở thì nên dùng chỉ số màu đỏ thước Lỗ ban có ý nghĩa như hút tinh (phúc đến), hỉ sự (vui mừng), lục hạp (hòa thuận)… đối với cửa hàng ăn uống thì dùng chỉ số THƯỚC LỖ BAN như thêm đinh (thêm người), đại cát (tốt lành).

Đối với các công ty thì dùng: Thuận khoa (thuận lợi), đăng khoa (lên chức), đại cát (tốt lành)… đối với chùa chiền thì: thiên đức (đức trời), thêm đinh (thêm người)… đối với nhà kho (đặc biệt là những nhà kho mang tính chất dự trữ quốc gia cho cả nước) thì dùng: thiên khố (kho của), tiến bảo (dâng báu), thuận khoa (thuận lợi), hỉ sự (vui mừng)…

Những cặp vợ chồng nào chung sống với nhau nhiều năm mà chưa có quý tử nối dõi thì gia chủ nên coi lại nhà cửa. Tốt nhất nên dùng số đỏ Lỗ ban này ví dụ như hút tinh (phúc đến), thiên đức (đức trời), nạp phúc (được phúc), đặc biệt là: thêm đinh (thêm người).

Ngoài ra trong phòng ngủ gia chủ phải cần thêm một số vật khí phong thủy để tượng trưng cho sự tốt đẹp về đường con cái. Tuy không hẳn là 100% nhưng có thành tâm thì thiết nghĩ sẽ đạt được mong muốn. Tuy nhiên, gia chủ nên nhớ một điều phải làm việc thiện cho chúng sanh. Vì sao? Đức Năng Thắng Số là chuyện có thật, vì vậy cần phối hợp đủ thứ để đạt được nguyện vọng tốt nhất !

4.1. Thước lỗ ban thông thủy (thước lỗ ban 52,2cm)

thước lỗ ban 52,2cm

Thước lỗ ban thông thủy (còn gọi là thước lỗ ban 52,2cm) là vì thước này có chiều dài 1 thước, quy đổi ra cm là 52,2cm. Thước được chia làm 8 cung, mỗi cung dài 6,525cm. Thứ tự các cung đo từ trái qua phải, cứ hết 52,2cm (1 chu kì) là các cung lại lặp lại.
Thước lỗ ban thông thủy thường dùng để đo khối rỗng (thông thủy – đo bên trong ra 2 phía) như: Kích thước lỗ ban cửa sổ, cửa đi, cửa cổng, cửa chính, cổng nhà, cổng ngõ, không gian thông thủy của các loại tầng nhà…

4.2. Thước lỗ ban dương trạch (thước lỗ ban 42,9cm)

thước lỗ ban 42,9cm

Thước lỗ ban dương trạch (hay còn gọi là thước lỗ ban 42,9cm) là loại thước lỗ ban nguyên thủy, có chiều dài 1 chu kì là 42,9cm. Thước cũng được chia làm 8 cung, mỗi cung dài 5,3625cm. Thứ tự các cung đo từ trái qua phải, cứ hết 42,9cm (1 chu kì) là các cung lại lặp lại.

Loại thước lô ban này thường dùng để đo khối đặc (dương trạch) các chi tiết trong nhà, đồ đạc nội thất như: Kích thước lỗ ban bàn thờ, giường ngủ, kệ bếp, bậc…

4.3. Thước lỗ ban âm phần (thước lỗ ban 38,8cm)

thước lỗ ban 38,8cm

Thước lỗ ban âm phần (còn gọi là thước lỗ ban 38,8cm) là loại thước có chiều dài 1 chu kì là 38,8cm. Thước được chia làm 10 cung, mỗi cung dài 3,88cm. Thứ tự các cung đo từ trái qua phải, cứ hết 38,8cm (1 chu kì) là các cung lặp lại.

Loại thước lỗ ban này thường dùng để đo đồ nội thất (âm trạch) như: kích thước lỗ ban bàn thờ, giường ngủ, tủ…

Ở nước ta, thước lỗ ban 42,9cm và 38,8cm được tích hợp chung trên thước cuộn bằng sắt và bán rộng rãi trên thị trường. Riêng thước 52,2cm không sản xuất, chỉ có thể tra cứu qua sách hoặc phần mềm thước lỗ ban online.

Khoảng Cách Thông Thủy Là Gì ?

5. Khoảng Cách Thông Thủy Là Gì ?

Kích thước thông thủy (hay còn gọi là khoảng cách thông thủy) là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành kiến trúc xây dựng. Nói nôm na dễ hiểu thì thông thủy có nghĩa là dòng nước có thể chảy qua.

Cách hiểu cụ thể của “Thông thuỷ” hay “Lọt lòng” như sau: Đây chính là khoảng cách kích thước mà dòng nước có thể chảy qua được, mà không bị bất cứ vật gì làm thay đổi dòng chảy của nó. Cũng tương tự như người thợ mộc nói kích thước “lọt gió” hay người thợ điện nói kích thước “lọt sáng”.

Trong thiết kế kiến trúc nhà cửa, cửa gỗ thông thủy người ta căn cứ vào khoảng cách lọt lòng của cửa, nơi mà nội khí có thể đi qua được và không bị chắn bởi bất cứ vật gì. Cụ thể người ta sẽ tính kích thước thông thủy theo khoảng cách chiều rộng giữa hai bờ khuôn cửa gỗ và khoảng cách chiều dài từ khuôn trên đến mặt sàn nhà.

Đối với nhà ở, chiều cao thông thủy của phòng là kích thước từ mặt sàn lên đến mặt dưới của kết cấu chịu lực: là dầm, hay sàn nếu nhìn thấy, hoặc của trần(nếu sàn không có dầm). Chiều rộng thông thủy của phòng là khoảng cách giữa hai mép tường đối diện, hoặc là khoảng cách giữa hai mép cột(nếu có cột).

Tương tự như với kích thước cửa sổ, cửa ra vào hay bất cứ không gian nào trong nhà.

Xem thêm >> Cách Chọn Mua Phụ Kiện Cửa Thép Vân Gỗ

5/5 - (11 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *