Có Nên Làm Cửa Thép Vân Gỗ Ở Phòng Thờ Không ?

Có Nên Làm Cửa Thép Vân Gỗ Ở Phòng Thờ Không? là câu hỏi hiện nay được nhiều khách hàng quan tâm khi lắp đặt cửa cho phòng thờ. Câu trả lời là Có, cửa thép vân gỗ chống cháy là sự chọn lựa tuyệt vời cho không gian này.

Hãy cũng Alumax Việt Nam tìm hiểu xem nên chọn loại cửa nào để lắp đặt cho phòng thờ nhé.

Cửa phòng thờ là một bộ phận vô cùng quan trong trong không gian nội thất của gia đình. Theo quan niệm của người Á Đông, phòng thờ là nơi linh thiêng nhất trong căn nhà. Đây không chỉ là nơi để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, tổ tiên mà còn thu hút vượng khí, tài lộc cho cả gia đình. Vậy bố trí cửa phòng thờ như thế nào mới tốt ? Mẫu cửa nào vừa đẹp vừa chuẩn phong thủy ? Câu trả lời sẽ được chia sẻ ở ngay bài viết dưới đây.

Phòng Thờ Có Cần Cửa Không ?

1. Phòng Thờ Có Cần Cửa Không ?

Nơi thờ cúng của mỗi gia đình được coi là nơi trang nghiêm nhất trong ngôi nhà. Chính vì vậy, việc bố trí bàn thờ trong gia đình cần phải hết sức cẩn thận và kỹ lưỡng.

Nếu như gia chủ thiết kế khu thờ cúng không đúng phong thủy có thể gây phạm tới tổ tiên, thần Phật. Điều này sẽ khiến nhiều tai ương, xui xẻo kéo tới cho gia đình.

Phần lớn phòng thờ tại các gia đình nhỏ sẽ được thiết kế tại phòng khách hoặc trên lầu cao nhất của ngôi nhà. Chính vì vậy, tùy vào thiết kế của căn nhà và cách sinh hoạt của gia đình mà phòng thờ có thể có cửa hoặc không.

Tuy vậy, dù là phòng thờ có cần cửa không, thì căn nhà của mỗi chúng ta cũng có rất nhiều cửa ở các vị trí với các công dụng khác nhau.

Có rất nhiều lưu ý mà bạn và gia đình cần phải biết đối với vấn đề cửa phòng thờ để không khiến gia đình gặp phải điều xui rủi, kém may mắn.

Trong đó có vấn đề bàn thờ xung với cửa cần được đặc biệt lưu ý.

Bàn Thờ Xung Với Cửa Có Nghĩa Là Gì ?

1.1. Bàn Thờ Xung Với Cửa Có Nghĩa Là Gì ?

Bàn thờ đặt xung với cửa tức là thiết kế bàn thờ đối diện với cửa ra vào. Đây được coi là một điều vô cùng cấm kỵ trong phong thủy.
Như vậy có nghĩa là:

  • Không thiết kế mặt trước cũng như hai bên của bàn thờ đối diện với cửa ra vào.
  • Không được đặt bàn thờ đối diện với cửa chính, cửa phòng ngủ, cửa bếp hay cửa nhà vệ sinh.

1.2. Tại Sao Không Được Đặt Bàn Thờ Xung Với Cửa

Dưới đây là những lý do giúp gia chủ hiểu rõ tại sao tuyệt đối không nên đặt bàn thờ ở vị trí xung với cửa:

Không đặt bàn thờ đối diện cửa chính hay cổng của ngôi nhà

Bàn thờ là nơi thờ cúng tổ tiên, nơi tượng trưng cho sự trang nghiêm, linh thiêng của tổ tiên nên dù phòng thờ có cần cửa không thì vẫn rất cần sự yên tĩnh, tránh ồn ào.

Bởi vậy, gia chủ nên đặt bàn thờ tại những vị trí kín đáo chứ không phải những vị trí phô trương như đối diện cửa chính hay cổng nhà.

Nếu ta đặt bàn thờ đối diện với cửa chính, khi vừa đi từ ngoài vào đã nhìn thấy bàn thờ, bài vị tổ tiên. Điều này sẽ làm mất đi sự linh thiêng và tôn kính cần thiết.

Hơn nữa, khi có gió thổi vào nhà thì bàn thờ tổ tiên sẽ phải đón nhiều sát khí từ ngoài vào ảnh hưởng đến không gian yên nghỉ của tổ tiên và gió còn làm động bát hương, khiến cho linh khí không tụ được…

Ngoài ra, bố trí bàn thờ đối diện cửa chính sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình khấn bái của gia chủ. Khi đứng khấn, gia chủ sẽ phải quay lưng ra cửa. Cách sắp xếp này sẽ tạo nên cảm giác bất an, khó tập trung tư tưởng và làm mất tính trang nghiêm.

Không đặt bàn thờ đối diện cửa phòng ngủ

Không đặt bàn thờ đối diện cửa phòng ngủ

Phòng ngủ là không gian riêng tư của mỗi cá nhân hay các cặp vợ chồng. Đây là nơi diễn ra những hoạt động cá nhân và cả những hoạt động thầm kín.

Vì thế, nếu để cửa phòng ngủ đối diện bàn thờ sẽ gây thất lễ với tổ tiên và làm mất đi sự trang nghiêm vốn có của không gian thờ cúng.

Hơn nữa, về mặt khoa học, nếu thiết kế cửa phòng ngủ đối diện với bàn thờ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thành viên trong gia đình. Lý do bởi mùi khói hương sẽ dễ dàng bay vào phòng khiến không khí trở nên ngột ngạt, gây khó thở.

Không đặt bàn thờ đối diện với cửa nhà bếp

Như đã nói ở trên, không gian thờ cúng rất linh thiêng nên luôn cần sự yên tĩnh và thoáng đãng.

Phòng bếp lại là nơi diễn ra khá nhiều hoạt động nấu nướng, ăn uống, nghỉ ngơi của cả gia đình.

Bởi vậy, nếu đặt bàn thờ đối diện với cửa phòng bếp thì tiếng ồn cũng như mùi thức ăn sẽ làm không gian này mất đi sự yên tĩnh, tôn nghiêm và trong lành, thoáng đãng cần có.

Không đặt bàn thờ đối diện với cửa nhà tắm

Không đặt bàn thờ đối diện với cửa nhà tắm, nhà vệ sinh

Có thể nói, nhà tắm và nhà vệ sinh là hai khu vực để con người trút bỏ những ô uế cơ thể mỗi ngày.
Nếu thiết kế phòng thờ đối diện với cửa nhà vệ sinh hay cửa phòng tắm thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và luồng âm khí từ nhà vệ sinh đi vào.

Chúng sẽ làm ô uế không khí trong phòng thờ, đồng thời khiến vượng khí tại khu vực thờ tự bị giảm, ảnh hưởng rất lớn đến tài vận cũng như sức khỏe của cả gia đình.

1.3. Cách Hóa Giải Bàn Thờ Xung Với Cửa

Có thể nói, ngoài việc cần quan tâm phòng thờ có cần cửa không, thì cũng cần chú ý khi đặt bàn thờ xung với cửa ra vào thì sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến vận mệnh, tiền tài, sức khỏe của cả gia đình. Vậy nên, nếu gia chủ có thể tránh trường hợp này là tốt nhất.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có không ít gia đình phạm phải điều này bởi nhiều lý do khác nhau. Ví dụ như: được hướng bàn thờ, do cấu trúc của căn nhà, căn phòng, hoặc diện tích nhà ở quá hạn hẹp,… nên bắt buộc phải đặt bàn thờ tại vị trí xung với cửa ra vào dù biết là thất cách.

Vậy có cách nào để giúp hóa giải phần nào vấn đề bàn thờ xung với cửa? Gia chủ có thể tham khảo và làm theo những cách dưới đây:

Dùng cây xanh

Để giúp làm giảm sự xung sát của luồng khí xấu đi thẳng từ cửa đến bàn thờ, gia chủ có thể đặt một cây xanh gần cửa ra vào để điều hòa.

Dùng vách ngăn cho phòng thờ

Dùng vách ngăn

Nếu bàn thờ được thiết kế trong phòng khách thì gia chủ nên phân biệt rõ không gian thờ cúng với các không gian còn lại.

Bằng cách sử dụng vách ngăn để tạo cho không gian thờ cúng được riêng biệt, đồng thời treo một tấm rèm thoáng ở mặt trước ban thờ để tạo nên sự kín đáo và tránh luồng khí từ ngoài xộc thẳng vào.

Nếu sử dụng vách ngăn và rèm che, thì gia chủ nên chọn vách làm từ chất liệu gỗ và rèm che làm bằng vải hoặc mành.

Chú ý không nên sử dụng rèm bằng trúc hay vỏ ốc vì khi có gió hay tác động vào sẽ thường phát ra âm thanh lanh canh làm tán khí và phá vỡ sự yên tĩnh cần thiết của không gian thờ cúng.

Khi chọn vách ngăn bàn thờ, cũng nên chú ý không chọn vách ngăn kín mà chỉ nên sử dụng loại thoáng đãng, với những hoa văn trang trí thích hợp với không gian thờ tự.

Như vậy vừa giúp tránh được cảm giác nặng nề, bí bách, vừa tạo được tính thẩm mỹ mà vẫn đáp ứng được sự kín đáo cho bàn thờ.
Dùng bình phong

Sử dụng bình phong cũng là một cách rất hữu hiệu để che chắn ban thờ và làm cho luồng khí di chuyển chậm lại, nhằm đạt được hiệu quả như trên.

Khi lựa chọn bình phong, gia chủ nên chọn loại có tông màu trầm và ấm, lối trang trí phù hợp với không gian thờ cúng. Tuyệt đối không nên dùng bình phong có hoa văn quá lòe loẹt, sặc sỡ, phô trương.

Có Nên Làm Cửa Thép Vân Gỗ Ở Phòng Thờ Không ?

2. Cửa Thép Vân Gỗ Có Phù Hợp Với Phòng Thờ Không ?

Với một vai trò quan trọng, việc chọn cửa nhà thờ sao cho phù hợp là điều cần được các gia chủ quan tâm. Vậy nên chọn cửa đi phòng thờ bằng chất liệu gì trong nhiều các chất liệu trên thị trường hiện nay. Các sản phẩm cửa thép vân gỗ là một giải pháp để bạn yên tâm, tin tưởng chọn lựa:

  • Phòng thờ là không gian thường có nhiều “khói lửa”, nhất là những khi thắp hương, nến… Do đó, nguy cơ cháy cũng sẽ cao hơn so với những không gian khác như phòng khách, phòng ngủ…Và cửa thép vân gỗ với khả năng cách nhiệt, chống cháy, chúng sẽ ngăn ngừa nguy cơ này hết sức hiệu quả.
  • Không gian phòng thờ luôn cần đảm bảo có được sự yên tĩnh, trang nghiêm nhất có thể. Trong khi đó, các sản phẩm cửa vân gỗ bằng thép có khả năng cách âm hết sức hoàn thiện. Có được điều đó là nhờ các cánh cửa luôn đảm bảo độ kín khít tối đa. Cùng với đó là hệ thống gioăng cửa với chất liệu là vải và lõi cao su giúp cách âm được hiệu quả hơn.
  • Các sản phẩm cửa thép vân gỗ sở hữu tính thẩm mỹ vân gỗ tựa như vân gỗ tự nhiên. Vì vậy, chúng sẽ có thể đảm bảo được tính thẩm mỹ cho mọi không gian, công trình.
  • Những cửa phòng thờ của các gia đình sẽ có kích thước dài, rộng khác nhau. Để đáp ứng điều đó, Alux mang đến các sản phẩm cửa thép vân gỗ 1 cánh, cửa 2 cánh hay cửa thép 4 cánh… Giúp cho quý khách hàng sẽ có thể chọn lựa được sản phẩm phù hợp nhất với công trình.
  • Ngoài ra, mức giá sản phẩm cửa thép mà Alux mang đến người dùng lại rất phải chăng. Nhờ đó, các bạn sẽ có thể tiết kiệm được chi phí tối đa cho việc thi công, xây dựng công trình.

3. Kích Thước Cửa Phòng Thờ Theo Phong Thủy

Bên cạnh việc bố trí cửa cho phòng thờ chuẩn phong thủy thì kích thước của cửa cũng là tiêu chí quan trọng cần quan tâm khi thiết kế phòng thờ. Nếu phòng thờ có diện tích rộng thì gia chủ chọn kích thước lớn, cân đối với căn phòng để có thể tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên. Đồng thời đảm bảo được tính hài hòa, cân xứng về bố cục thiết kế.

Ngược lại, nếu phòng thờ có diện tích nhỏ thì mọi người nên chọn kích thước cửa nhỏ. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo được không gian riêng và sự tôn nghiêm cho nơi thờ cúng của gia đình.

Theo đó, một số kích thước cửa phòng ngủ tiêu chuẩn bạn có thể tham khảo, áp dụng linh hoạt cho diện tích phòng thờ là:

  • Chiều cao cửa của phòng thờ (đơn vị tính là centimet): 230cm, 252cm, 272cm, 292cm…
  • Chiều rộng tiêu chuẩn (đơn vị tính là centimet): 146cm, 162cm, 190cm, 232cm, 246cm, 292cm, 312cm, 332cm, 372cm, 412cm, 456cm, 480cm.

Lời kết: Hy vọng qua bài viết này giúp quý khách hàng có thể tìm kiếm cho phòng thờ của mình một bộ cửa ưng ý cùng với giá thành hợp lý, cũng như làm sao để chọn được một bộ cửa phòng thờ vân gỗ vừa đẹp, vừa hợp phong thủy cùng với giá thành phải chăng. Nếu quý khách còn thắc mắc về giá của cửa phòng thờ vân gỗ hay đơn vị nào sản xuất và lắp đặt cửa thép vân gỗ uy tín hãy gọi cho Alumax Việt Nam theo số Hotline: 0961.362.362 để nhân viên chúng tôi giúp quý khách giải đáp các thắc mắc nhé !

Alumax Việt Nam luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ và phục vụ theo yêu cầu của khách hàng: sản xuất cửa theo yêu cầu đặt hàng riêng của khách hàng. Hỗ trợ sản xuất khung rộng lớn hơn khung tiêu chuẩn.

Xem thêm >> 

5/5 - (13 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *