Nên chọn cửa chính 2 cánh hay 4 cánh cho ngôi nhà?

Nên chọn cửa chính 2 cánh hay 4 cánh cho phòng khách, còn phụ thuộc vào chiều ngang ngôi nhà, kích thước mặt tiền và tính thẩm mỹ của gia chủ. Vậy cửa chính 2 cánh và 4 cánh, nên sử dụng loại nào cho ngôi nhà của mình? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé !

Nên Chọn Cửa Chính 2 Cánh Hay 4 Cánh Cho Nhà Bạn ?

Cửa chính ngôi nhà luôn được cho là khuôn miệng giúp nạp khí, lưu thông dòng khí xấu ra khỏi ngôi nhà nó mang yếu tố phong thủy cực cao. Không những thế, đây cũng chính là bộ mặt của ngôi nhà, là nơi để các thành viên trong nhà cũng như khách di chuyển đi lại. Vậy nên việc lựa chọn kiểu dáng cũng như kích thước cửa chính vô cùng quan trọng.

Khi xây dựng một ngôi nhà nói riêng cũng như một công trình dân dụng nói chung, bên cạnh những suy nghĩ phải thiết kế ra sao, chất lượng thế nào thì việc tính toán, cân đối làm sao cho hợp vận mệnh gia chủ cũng là một việc hết sức quan trọng. Không chỉ xem xét phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ… mà làm sao chọn kích thước cửa 2 cánh hay kích thước cửa 4 cánh sao cho hợp phong thủy cũng là một điều hết sức quan trọng.

I. Cửa chính nên chọn loại nào?

Việc chọn cửa chính 2 cánh hay 4 cánh cho ngôi nhà cũng cần phải đảm bảo tốt cả hai yêu cầu đó chính là độ bền cao cũng như tính thẩm mỹ đẹp. Ngoài ra thì vấn đề tài chính cũng là một yếu tố mọi người cần phải quan tâm.

Khi nói đến chất liệu của cửa, mọi người thường hay nghĩ ngay đến cửa gỗ tự nhiên, cửa nhôm kính, cửa inox…. Cửa gỗ tự nhiên là một sự lựa chọn lý tưởng cho các gia đình theo phong cách cổ điển nhưng lại gặp phải một vấn đề là giá thành khá cao, dễ bị mối mọt và ảnh hưởng của thời tiết. Cửa nhôm kính hay cửa inox thì khá phổ biến, tuy nhiên thì sự đa dạng về mẫu mã lại không nhiều và thường chỉ theo một vài khuôn mẫu nhất định.

Và hiểu được tâm lý cũng như nhu cầu sử dụng của khách hàng, cửa thép vân gỗ đã ra đời và nhận được những phản hồi tích cực. Đây có thể nói là một sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp của vân gỗ tự nhiên mà vẫn đảm bảo độ bền cao, khả năng chịu lực vô cùng tốt. Sử dụng cửa thép vân gỗ làm cửa chính đang được rất nhiều khách hàng quan tâm.

1.1 Khi nào nên chọn cửa 2 cánh?

Cửa chính 2 cánh

Với những ngôi nhà không bị giới hạn về diện tích, không gian bạn có thể chọn lựa tùy thích. Do nó không giới hạn về diện tích, nên có thể phù hợp với nhiều loại cửa với nhiều những thiết kế khác nhau.

Tuy nhiên, thông thường với không gian này những mẫu cửa 2 cánh với kích thước lớn là sự chọn lựa hàng đầu. Chúng giúp cho không gian được cân đối, mang đến sự hài hòa hơn cho không gian của ngôi nhà.

1.2 Khi nào nên chọn cửa 4 cánh?

Với những ngôi nhà ngôi nhà ống, nhà phố sẽ có mặt tiền với bề ngang khoảng từ 4 – 5m. Trong trường hợp này, các mẫu cửa 4 cánh đều sẽ không thể là sự chọn lựa hợp lý và phù hợp được.

Cửa chính 4 cánh

Do chiều ngang quá hẹp, trong khi đó với thiết kế cửa đều sẽ khiến cho không gian sẽ trở nên hẹp hơn. Lúc này, những mẫu cửa 4 cánh lệch sẽ là sự chọn lựa phù hợp cho mẫu cửa phòng khách nhà ống mà gia chủ nên chọn lựa.

Cửa chính 4 cánh lệch nhau (2 cánh lớn và 2 cánh nhỏ) sẽ tiết kiệm không gian hơn so với cửa chính 4 cánh bằng nhau. Nếu như diện tích công trình của bạn có diện tích lớn, rộng thì khi lắp cửa mặt tiền, lắp đều 4 cánh sẽ là lựa chọn sáng suốt nhất và tối ưu hơn cả.

Với thiết kế 2 cánh mở lớn cùng với 2 cánh mở nhỏ 2 bên sẽ giúp cho không gian hài hòa. Bên cạnh đó việc mở cửa cũng sẽ mang đến sự tiện tiện lợi và phù hợp hơn khi sử dụng. Do đó, bạn có thể tùy theo sở thích, nhu cầu cũng như thiết kế “tổ ấm” của gia đình mình để chọn lựa.

II. Điểm giống nhau giữa Cửa đi 2 cánh và 4 cánh

Khác nhau về kiểu thiết kế nhưng cửa đi 2 cánh và cửa đi 4 cánh đều sở hữu những đặc điểm nổi bật chung mà người tiêu dùng nào cũng phải thừa nhận. Đó là:

  • Vẻ đẹp hiện đại và sang trọng

Ưu điểm chung đầu tiên của 2 mẫu cửa này đó chính là tính thẩm mỹ, vẻ đẹp hiện đại và sang trọng mà nó mang đến cho không gian nhà bạn.

Cửa thép vân gỗ khác hoàn toàn so với những mẫu cửa thép thông thường cả ở bề ngoài và chất lượng. Vẫn sử dụng nguyên liệu chính là những tấm thép mạ điện nhưng bên ngoài cửa thép giả gỗ được phun một lớp sơn tĩnh điện và hấp in vân gỗ tạo nên một cánh cửa trống giống hệt như cửa gỗ tự nhiên. Màu sắc cửa chân thực, mộc mạc, vân gỗ tinh xảo, tự nhiên khiến khó ai có thể nhận thấy sự khác biệt giữa cửa gỗ thật và cửa giả gỗ.

Không chỉ có vậy, với thiết kế 2 cánh và 4 cánh, cửa nhà bạn sẽ trở nên khác biệt hơn hẳn so với những ngôi nhà khác sử dụng cửa 1 cánh đơn. Nhất là mẫu cửa đi 2 cánh và 4 cánh lệch, nó đem đến một vẻ đẹp độc đáo và mới lạ nhưng lại rất bắt mắt.

Điểm giống nhau giữa Cửa đi 2 cánh và 4 cánh

  • Đảm bảo chắc chắn

Thiết kế cửa 1 cánh nhỏ gọn, nhưng sẽ tạo cảm giác bí bức, chật hẹp mà hơn nữa lại tạo cảm giác không chắc chắn cho cánh cửa. Trong khi đó, mẫu cửa nhiều cánh sẽ giúp mở rộng không gian ra vào, đồng thời tạo nên sự cân đối, kiên cố, vững chắc và hòa hợp cho tổng thể ngôi nhà.

  • Chống nước, mối mọt, cong vênh

Cửa thép vân gỗ đảm bảo không lo bị han gỉ như cửa thép thông thường nhờ lớp sơn tĩnh điện phủ bên ngoài chống oxy hóa. Việc sử dụng thép thay vì gỗ tự nhiên giúp cho cánh cửa tăng thêm độ cứng và chống mối mọt, cong vênh, biến dạng, co ngót, rạn nứt dưới những tác động mưa, gió, nắng của thời tiết.

III. Sự khác biệt giữa cửa đi 2 cánh và 4 cánh

Mặc dù có nhiều điểm chung nhưng cửa đi 2 cánh và cửa đi 4 cánh vẫn có phần khác biệt. Cửa đi 2 cánh lệch có nét độc đáo và mới lạ hơn hẳn so với mẫu cửa 4 cánh nhờ thiết 2 cánh bất cân xứng, 1 cánh chết nhỏ hơn và 1 cánh động lớn hơn. Vì thế, mẫu cửa này rất phù hợp với những ngôi nhà có thiết kế hiện đại, nội thất lạ như cầu thang dạng xoắn ốc, cầu thang kính,… góp phần càng tăng thêm vẻ đẹp cho không gian.

3.1 Cửa 2 cánh hợp với không gian nào?

Cửa đi 2 cánh phù hợp lắp đặt cho những ngôi nhà có diện tích mặt tiền nhỏ mà gia chủ vẫn muốn mở rộng lối ra vào nhưng vẫn tiết kiệm tối đa diện tích. Ngược lại, nếu là một căn biệt thự rộng lớn và huy hoàng, bạn nên chọn mẫu cửa đi 4 cánh để tạo nên sự cân xứng và phô trương bề thế của gia chủ.

Cửa 2 cánh hợp với không gian nào?

3.2 Cửa 4 cánh hợp với không gian phòng khách nào?

Với những mẫu cửa 4 cánh đẹp, chúng có đặc điểm là sở hữu một kích thước khá lớn. Do đó, mẫu cửa này phù hợp với những công trình có diện tích rộng rãi, không gian thoáng đãng. Cửa cũng có thiết kế 4 cánh đều hay lệch, ô thoáng kính hay pano thường, ô thoáng kính hoặc nan chớp như cửa 2 cánh.

Cửa 4 cánh hợp với không gian phòng khách nào?

Tuy nhiên, dù có thiết kế như thế nào thì cửa cũng thường có 2 cánh mở lớn cùng với 2 cánh nhỏ (cố định). Và thường khi có “công chuyện” hay cần mở lớn hết cửa thì mới mở 2 cánh nhỏ ra.

Nhờ đó sẽ giúp cho không gian phòng khách gia đình bạn hài hòa cũng như hoàn thiện nhất. Tùy theo sở thích, nhu cầu sử dụng của gia đình mình mà bạn chọn lựa sản phẩm phù hợp. Giúp cho không gian căn phòng đảm bảo được sự hài hòa, thẩm mỹ và phong thủy nhất.

IV. Cách chọn kích thước cửa 2 cánh và kích thước cửa 4 cánh

Hiện nay, trong thuật phong thủy, để tính toán kích thước các loại cửa cổng, người ta thường sẽ sử dụng thước Lỗ Ban. Lỗ Ban là một nhân vật truyền thuyết Trung Quốc, được xem như là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng.

Thước Lỗ Ban hiện nay có 3 loại cơ bản là 39 cm, 42.9cm và 52 cm có thể được tìm mua dễ dàng ở các cửa hàng và nhà sách, hoặc có thể sử dụng thay thế bằng loại thước cuộn rút 42.9 cm ở trên và 39 cm ở dưới để tính toán. Dựa trên thước Lỗ Ban, chúng ta có thể xác định được những kích thước phù hợp của cửa cổng góp phần đem lại tài vận, may mắn cho gia chủ hay hóa giải những vận rủi, trắc trở không đáng có. Không có một thông số chung cho tất cả các cửa cổng.

Mỗi loại cửa cổng sẽ có một cách tính toán kích thước khác nhau. Hãy cùng tham khảo những thông số dành cho một số loại cửa phổ biến nhất dưới đây.

Kích Thước Cửa Chính 2 Cánh Theo Phong Thủy

4.1 Kích thước cửa 2 cánh lệch

Đây là loại cửa cổng khá đặc biệt có một cánh cửa lớn và một cánh cửa bé, được một số gia đình chọn lựa để tạo điểm nhấn cho ngôi nhà. Kích thước cửa cổng 2 cánh lệch nhau có 2 thông số chuẩn phổ biến nhất.

Bạn có thể áp dụng kích thước chiều rộng 109 cm với số đo tương ứng chia cho 2 cánh là 69 cm/ 40 cm, mức dao động từ 105.5 cm đến 109 cm và chiều cao 212 cm. Hoặc có thể sử dụng kích thước chiều rộng 126 cm với số đo tương ứng chia cho 2 cánh là 81 cm/ 45 cm, mức dao động từ 125 cm đến 128.5 cm và chiều cao là 212 cm.

Bên cạnh đó, để có được kích thức cửa cổng phù hợp nhất, bạn cần phải cân nhắc sự tương quan với khuôn cửa:

  • Đối với khuôn cửa dày 4.5 cm: Với cả 2 kích thước chuẩn đã nêu trên, ta đều cộng thêm 4.5 cm vào mỗi thông số để có được kết quả. Chiều cao ở 2 loại kích thước hoàn toàn tương tự nhau, cộng thêm 4.5 cm về phía trên sẽ được tổng là 216.5 cm. Còn với chiều rộng, số đo 2 loại sau khi cộng thêm 4.5 cm về bên trái và bên phải lần lượt là 118 cm và 135 cm.
  • Đối với khuôn cửa dày 6 cm: Tương tự, chiều cao cần có của cửa cổng sau khi cộng thêm 6 cm về phía trên là 218 cm, chiều rộng phải đảm bảo tương ứng với 2 loại kích thước chuẩn 109 cm và 126 cm lần lượt là 121 cm và 138 cm.

4.2 Kích thước cửa 2 cánh cân

2 cánh có kích thước bằng nhau là loại cửa cổng 2 cánh phổ biến nhất. Chiều cao chuẩn dành cho loại cửa này là 212 cm.

Đối với chiều rộng, có 4 loại thông số phong thủy. Loại thứ nhất tương ứng với số đo 109 cm, loại thứ hai tương ứng với số đo 126 cm, loại thứ 3 tương ứng với số đo 153 cm và loại thứ tư tương ứng với số đo 176 cm. Đối chiếu với kich thước khuôn cửa, ta có những thông số cụ thể sau:

  • Đối với khuôn cửa dày 4.5 cm: Các số đo cụ thể tương ứng với từng loại kích thước chiều rộng sau khi cộng 4.5 cm về bên trái và bên phải lần lượt là 118 cm, 138 cm, 162 cm và 185 cm. Kích thước của mỗi cánh cửa sẽ bằng kích thước chiều rộng của toàn bộ cổng chia đôi. Chiều cao vẫn giữ nguyên cách tính như cửa cổng 2 cánh lệch nhau và kết quả có được là 216.5 cm.
  • Đối với khuôn cửa dày 6 cm: Cách tính toán tương tự như đối với khuôn cửa dày 4.5 cm, nhưng thay vì cộng về mỗi bên trái phải 4.5 cm và cộng về phía trên 4.5 cm thì chúng ta sẽ cộng 6 cm. Như vậy kết quả có được là 121 cm, 138 cm, 165 cm, 188 cm chiều rộng (theo thứ tự từ loại 1 đến loại 4) và 218 cm chiều cao.

Kích Thước Cửa Chính 4 Cánh Theo Phong Thủy

4.3 Kích thước cửa 4 cánh lệch

Loại cổng này thường có hai cánh chính và 2 cánh phụ, 2 cánh chính thường có kích thước lớn hơn. Những nhà có mặt tiền tương đối nhỏ sẽ phù hợp với loại cửa này.

Kích thước chuẩn có 2 loại. Loại 1 với số đo 176 cm và loại 2 với số đo 211 cm chiều rộng và cùng số đo 212 cm chiều cao. Kích thước so với khuôn cửa tương ứng là:

  • Đối với khuôn cửa dày 4.5 cm: Cùng một phương pháp cộng như những loại cửa trên, kích thước chuẩn loại 1 sẽ chuyển thành 185 cm và loại 2 sẽ chuyển thành 220 cm. Chiều cao cần có là 216.5 cm.
  • Đối với khuôn cửa dày 6 cm: Thông số chiều rộng loại 1, 2 phù hợp lần lượt là 188 cm và 223 cm với cách cộng tương tự. Chiều cao cần đáp ứng là 218 cm.

4.4 Kích thước cửa 4 cánh cân

Những nhà có mặt tiền lớn, nhà dùng để kinh doanh, bán hàng… thường sẽ sử dụng loại cổng này. Kích thước cửa cổng 4 cánh chuẩn nhiều loại hơn so với các loại cổng khác, lần lượt là 236 cm, 255 cm, 262 cm, 282 cm, 341 cm, 360 cm chiều rộng với chiều cao giống nhau 212 cm. Kích thước đối chiếu khuôn cửa phổ biến là:

  • Đối với khuôn cửa dày 4.5cm: Sau khi thực hiện tính cộng như đã nêu ở những loại cổng trên, kích thước chiều rộng phù hợp với khuôn cửa lần lượt là 245 cm, 264 cm, 271 cm, 291 cm, 350 cm và 369 cm và chiều cao là 216.5 cm.
  • Đối với khuôn cửa dày 6cm: Cùng một số đo chiều dài là 218 cm, bạn có thể lựa chọn một trong những thông số chiều rộng sau: 248 cm, 267 cm, 274 cm, 294 cm, 353 cm, 372 cm.

V. Lưu Ý Khi Chọn Kích Thước Cửa 2 Cánh Và 4 Cánh

Đối với những trường hợp khác ngoài những trường hợp phổ biến đã được hướng dẫn ở trên, bạn có thể sử dụng thước Lỗ Ban và vận dụng cách tính toán tương tự để xác định kích thước cửa cổng phù hợp. Khi tính toán, cần lưu ý đến nguyên tắc âm – dương đối với chiều rộng và chiều cao. Âm là số chẵn, dương là số lẻ và chúng cần song hành với nhau, không thể độc dương hoặc độc âm.

Các luồng khí vào nhà cũng là một điều cần lưu ý. “Kín cổng cao tường” sẽ ngăn cản sự lưu thông của các luồng khí. Lối đi vào nhà thiết kế nhỏ hẹp hoặc kích thước cổng nhỏ hơn so với nhà chính sẽ khiến các luồng vận khí vào nhà ít hơn.

Bài viết đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi “Nên chọn cửa chính 2 cánh hay 4 cánh?“, giúp bạn hiểu hơn về 2 loại cửa này. Và cách chọn kích thước cửa 2 cánh, 4 cánh sao cho hợp phong thuỷ. Nếu bạn còn đang thắc mắc, chưa chọn được mẫu cửa nào phù hợp cho ngôi nhà. Hãy liên hệ hotline 0961 362 362 để được tư vấn nhé!

Xem thêm >> Vì sao nên thay cửa gỗ bằng cửa thép vân gỗ?

5/5 - (22 bình chọn)
5/5 (1 Review)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *