Hôm nay Alumax xin hướng dẫn các bạn cách khắc phục bản lề cửa bị kêu, tiếng cửa kêu cọt kẹt khiến bạn cảm thấy khó chịu mỗi khi đóng mở cửa và còn gây mất điểm khi có khách đến nhà. Cánh cửa nhà, đặc biệt là cửa gỗ thường có nhược điểm là xệ cánh, cong vênh hoặc mối mọt khi sử dụng nhiều năm, đặc biệt, hiện tượng thường xuyên xảy ra với bất kỳ cánh cửa nào chính là bản lề bị ma sát, gây ra những tiếng kêu cọt kẹt rất khó chịu trong đời sống sinh hoạt.
Phần lớn các cánh cửa sau một vài năm sử dụng thường bị kêu cọt kẹt. Thường do 2 nguyên nhân: Bản lề lâu ngày không được bôi trơn, hoặc do cánh cửa bị sệ nên khi đóng mở sẽ bị cọ vào nền. Tiếng động này có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bạn, tuy nhiên nếu nhà bạn có trẻ nhỏ thì bất cứ tiếng động nhỏ nào cũng khiến bé tỉnh giấc.
- Tra dầu oliu vào bản lề.
- Điều chỉnh lại các khớp bản lề.
- Thử phun với dầu WD-40.
- Dùng bơ để sửa bản lề cửa.
- Hãy thử thay thế bản lề mới.
Cùng Alux tìm hiểu chi tiết các chữa bản lề bị kêu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên Nhân Bản Lề Cửa Phát Ra Tiếng Kêu
Bản lề được xem như là cầu nối giữa các cánh cửa và các đối tượng cố định khác. Cửa và vật cố định luôn kết nối với nhau bởi một trục quay cố định nằm trên bản lề. Ngày nay, bản lề được chế tạo từ nhiều chất liệu khác nhau như sắt, thép, inox, cũng như đa dạng loại, bao gồm: bản lề lá, bản lề trục, bản lề âm…
Khi bạn phát hiện ra tiếng kêu khó chịu từ bản lề cửa, có thể bản lề đã bị hỏng hoặc không được bôi trơn dầu mỡ theo định kỳ. Bản lề hỏng khiến cho cánh cửa bị xệ xuống, tiếp xúc với nền và phát ra những tiếng ồn khó chịu. Đối với những bản lề không được bôi trơn dầu mỡ định kỳ, dưới tác động của nắng mưa thì làm dầu mỡ khô dần. Thay vào đó, bản lề cửa sẽ bị rỉ sét và xuất hiện tiếng kêu khi sử dụng.
2. Hướng Dẫn Cách Khắc Phục Bản Lề Cửa Bị Kêu
2.1 Cách 1: Bôi Trơn Bản Lề Với Dầu
Hãy cố gắng bôi trơn chốt bản lề mà không cần tháo ra bởi dầu có thể đi vào bên trong bản lề thông qua chốt. Do đó, hãy sử dụng những chiếc lọ có vòi dài, nhỏ để dầu không bị tràn ra ngoài. Việc làm này sẽ tiết kiệm công sức của bạn khi không cần phải tháo hẳn cánh cửa.
Nếu cách trên không cải thiện tình trạng, bạn cần phải tháo bản lề ra. Tháo chốt bản lề bằng búa và mũi núng bằng cách: Đưa mũi núng xuống đầu bên dưới của bản lề, dùng búa đóng nhẹ nhàng vào chốt bản lề và do đó, chốt bản lề sẽ được đưa ra từ đầu còn lại. Hãy nhớ, khi các chốt bản lề được tháo ra, cửa của bạn sẽ không được gắn vào cửa. Đẩy nó lên tường để ngăn nó rơi. Tốt nhất, bạn vẫn nên có người phụ giúp khi tiến hành công việc này.
Sau đó, dùng dầu hoặc mỡ bôi trơn lên chốt bản lề. Dầu hoặc mở trắng sẽ giúp bản lề trơn hơn và ngăn ngừa gỉ sét, đồng thời, dầu cũng có độ bám dính và tồn tại lâu hơn trên cánh cửa. Hãy dùng miếng vải để bôi trơn bản lề, tránh dầu hoặc mỡ dây ra tay cũng như cánh cửa.
Đưa chốt bản lề về lại như cũ bằng cách dùng mũi núng đặt ở phía trên bản kề và bắt đầu dùng búa đóng nhẹ. Mở và đóng cửa nhiều lần để đảm bảo rằng tiếng kêu đã biến mất và cánh cửa của bạn được an toàn. Nếu cánh cửa vẫn còn kêu, có thể bạn bôi trơn chưa đủ hoặc bạn nên thay thế bản lề cửa mới.
Sau khi hoàn thành, dùng vải để lau hết phần dầu hoặc mỡ dư thừa. Bởi dầu thực chất là chất lỏng, nó có thể gây ra những tác hại về mặt thẩm mỹ nếu bạn không vệ sinh sạch khi làm xong.
2.2 Cách 2: Sử Dụng Sáp Cho Bản Lề
Bạn có thể dễ dàng lấy sáp từ nến nên không cần phải mua những miếng sáp thô ở cửa hàng xây dựng. Bạn cũng có thể sử dụng sáp ong, tuy nhiên, loại này khá đắt và sẽ gây ra tình trạng kiến bò vào nhà bạn.
Khi đã có sáp, hãy nấu nóng chảy nó bằng bếp điện hoặc lò vi sóng. Nên nhớ, không nên dùng bếp ga, bởi khi quá nhiệt độ, sáp có thể bị cháy, rất nguy hiểm. Điểm nóng cháy của sáp nói chung là khoảng 284oF (140oC).
Nhúng chốt bản lề vào sáp nóng chảy. Việc tháo chốt bản lề giống như cách thực hiện phía trên, tuy nhiên, việc áp dụng sáp nóng chảy chỉ dành cho chốt bản lề không bị gỉ sét và bụi.
Đưa chốt bản lề đã nhúng sáp vào vị trí cũ. Đợi sáp nguội hẳn thì bạn sẽ phải đợi 5 – 10 phút. Kiểm tra cửa nhiều lần để chắc chắn tiếng kêu không còn.
Nếu tiếng kêu vẫn còn, tiếp tục nhúng chốt bản lề vào sáp nóng chảy cho đến khi tiếng kêu đã mất hẳn. Bởi vì dư lượng sáp là mỏng hơn dầu, bạn không cần phải lau sạch sáp dư thừa sau mỗi lần nhúng.
2.3 Cách 3: Sử Dụng Miếng Chùi Xoong Nồi Bằng Thép
Nếu 2 phương pháp dùng sáp và dầu ở trên không hiệu quả, hãy sử dụng miếng chùi xoong nồi để loại bỏ bẩn và gỉ sét trên chốt bản lề. Bởi chất bôi trơn sẽ không loại bỏ bụi bẩn, rỉ sét hoặc dầu mỡ. Kiểm tra bản lề của bạn một cách cẩn thận. Nếu chúng bị đổi màu hoặc có gỉ sét, hãy thử phương pháp 3 này trước.
Tháo bản lề như phương pháp 1 và dùng miếng chùi xoong nồi chà sạch chốt bản lề. Bạn cũng có thể sử dụng các chất tẩy rửa trong nhà để loại bỏ các chất bẩn, gỉ sét cứng đầu, khó loại bỏ.
Sau khi chốt bản lề được làm sạch, sử dụng sáp hoặc dầu để bôi trơn chốt bản lề như ở phương pháp 1 và 2. Đóng, mở cửa nhiều lần để kiểm tra tình trạng. Hãy nhớ làm sạch dầu và sáp dư thừa khi hoàn thành nhé.
Hy vọng, với bài viết này, bạn đã có những phương pháp khắc phục được tình trạng bản lề cửa kêu khó chịu. Các phương pháp này áp dụng cho các cánh cửa như cửa gỗ, cửa sắt giả gỗ, cửa nhựa…
3. Các Lưu Ý Khi Sửa Bản Lề Cửa
Sau khi tìm hiểu về nguyên nhân khiến bản lề cửa xuất hiện tiếng kêu, chắc hẳn bạn đã hiểu được tình trạng bản lề cửa nhà mình rồi phải không nào ? Dưới đây sẽ là một số lưu ý khi sửa bản lề cửa:
- Điều chỉnh bản lề để đặt chúng lại đúng vị trí ban đầu.
- Phun bản lề bằng WD-40.
- Thoa một ít bơ lên chốt bản lề cửa.
- Đổ hoặc xoa một ít dầu ăn vào bên trong và bên trên bản lề.
- Thay thế bản lề mới phù hợp với kích thước cửa phòng bạn.
3.1. Lưu Ý Khi Dùng Bản Lề Cửa
Để tránh tình trạng hư hỏng bản lề, trước khi lắp đặt bạn cần biết rõ nên dùng loại bản lề nào cho từng vị trí và từng loại cửa khác nhau bởi tùy từng công trình, mục đích sử dụng mà sẽ có những kiểu bản lề khác nhau cho phù hợp với công năng sử dụng.
Nên chọn loại bản lề tốt, lắp ráp đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để giúp bộ cửa được an toàn, bền bỉ.
Khi sơn, phết, phủ PU lên cánh cửa, cần che chắn kỹ bản lề để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền cho bản lề.
Tìm hiểu kỹ về chất liệu, khả năng chịu tải của bản lề có phù hợp với loại cửa mà bạn dự định lắp đặt không.
Xem thêm >> Cửa Thép Vân Gỗ Nên Lắp Đặt Loại Kính Nào ?