Tại sao phải sơn tĩnh điện cho Cửa thép vân gỗ?

Cửa thép vân gỗ có tuổi thọ cực cao nhờ được sản xuất bằng thép. Nhưng ít người biết trong quá trình sản xuất cửa thép vân gỗ còn được sơn một lớp sơn tĩnh điện. Vì sao phải sơn tĩnh điện cho cửa thép vân gỗ? Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện là công nghệ sơn phổ biến hiện nay (và chỉ thích hợp cho các vật liệu kim loại có tính dẫn điện như sắt, thép), công nghệ này sử dụng nguyên lý điện tử khiến màng sơn bám dính tốt hơn vào bề mặt kim loại được sơn.

Trong quá trình sơn, bột sơn khi đi qua súng phun sơn sẽ được đun nóng và tích điện dương (+), sau đó được phun vào bề mặt vật cần sơn (ở đây là cửa thép) được tích điện âm (-). Nhờ vào lực hút giữa các ion có điện tích trái dấu, bột sơn sẽ bám vào quanh vật được sơn.

Sơn tĩnh điện là gì

Trong lĩnh vực sản xuất cửa thép vân gỗ, nhờ ứng dụng phương pháp sơn tĩnh điện mà cửa thép có độ bền rất cao, sự bong tróc hoặc phai màu sơn (dù vẫn có) nhưng rất ít khi xảy ra.

Xem thêm >> Cửa thép vân gỗ có bị gỉ không?

Có những dạng sơn tĩnh điện nào?

Có hai dạng sơn tĩnh điện là dạng khô và dạng ướt:

Sơn tĩnh điện dạng khô (sơn bột): Là dạng phun bột trực tiếp không pha, được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại như sắt thép, nhôm, inox…

Sơn tĩnh điện dạng ướt (sử dụng dung môi): Là dạng pha bột với dung môi hoặc nước, được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại, nhựa gỗ…

Tuy nhiên, hiện nay, sơn tĩnh điện dạng bột thường được sử dụng phổ biến hơn cả bởi hiệu quả che phủ cũng như sự tiết kiệm của nó.

Ưu điểm của sơn tĩnh điện trong sản xuất cửa thép vân gỗ

Sơn tích điện được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, đặc biệt cửa sản xuất Cửa thép vân gỗ bởi những đặc tính và ưu điểm như:

  • Tiết kiệm chi phí sản xuất

Đây là thực tế đã được chứng minh bởi công nghệ sơn tĩnh điện cho phép tận dụng lại tới 99% lượng sơn. Hầu hết bột sơn dư trong quá trình sơn được thu hồi và sử dụng lại. Mặt khác, việc áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện sẽ khiến rút ngắn thời gian đưa sản phẩm vào sử dụng, hạn chế chi phí bảo quản, lưu kho cho nhà sản xuất.

Ưu điểm của sơn tĩnh điện trong sản xuất

Bên cạnh đó, việc vận hành quy trình sơn tĩnh điện cho cửa thép rất dễ dàng vì được tự động hóa (hệ thống phun sơn bằng súng phun sơn tự động). Vì thế, nhà sản xuất không phải tốn nhiều chi phí nhân công cho quy trình này.

  • Bền màu, tăng độ bền, độ đẹp cho cửa

Theo đánh giá của các chuyên gia, sơn tĩnh điện giúp lớp sơn có thể đi đến từng ngóc ngách, chi tiết của sản phẩm và tạo ra lớp sơn phủ dày gấp đôi so với các cách thức sơn khác. Cửa sắt được sơn tĩnh điện khi lên màu sẽ chuẩn, độ bóng cao hơn nhờ lớp sơn bao phủ bề mặt, nguy cơ cửa bị han gỉ, bị ăn mòn cũng sẽ giảm xuống mức tối thiểu.

Bên cạnh đó, lớp sơn bề mặt cũng hiếm khi bong tróc. Sự phai màu sơn diễn ra rất chậm và không đáng kể, kể cả khi cửa được lắp ở các vị trí ngoài trời, tiếp xúc trực tiếp với mưa nắng hoặc chịu những tác động khắc nghiệt của thời tiết.

sơn tĩnh điện cho cửa thép vân gỗ

  • An toàn cho sức khỏe, tốt cho môi trường

Công nghệ sơn tĩnh điện, cả thợ sơn và người sử dụng đều không phải lo lắng gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Lý do là bởi bột sơn tĩnh điện (gồm nhựa, bột màu và chất phụ gia) là chất rắn, không dễ bay hơi trong không khí không giống phương pháp sơn thông thường (sơn thường chứa dung môi độc hại và những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, ảnh hưởng trực tiếp tới đường thở). Bên cạnh đó, sơn tĩnh điện cũng không gây hại cho môi trường trong quá trình thi công. Chất thải của quy trình sơn này được xếp vào nhóm ít nguy hại và có thể xử lý được trong bãi rác.

Trên đây bạn đã tìm hiểu chi tiết nhất về công nghệ sơn tĩnh điện trong sản xuất cửa thép vân gỗ. Nếu bạn còn thắc mắc về quy trình sơn hoặc muốn tìm hiểu về cửa thép vân gỗ xin vui lòng liên hệ tới Alumax Việt Nam theo địa chỉ dưới đây.

Xem thêm >> Phong thuỷ với Cửa thép vân gỗ Alux

Rate this post
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *