Cửa Lùa Âm Tường Là Gì ? Cửa lùa âm tường là sản phẩm đang được người tiêu dùng ưa chuộng trong những năm gần đây. Không chỉ giúp không gian trở nên thoáng mát, rộng rãi mà mẫu cửa này còn giúp chủ nhà tiết kiệm được diện tích trong ngôi nhà. Và để có góc nhìn rõ hơn về sản phẩm này, hãy cùng Alumax khám phá những mẫu cửa tại bài viết dưới đây nhé !
1. Cửa Lùa Âm Tường Là Gì ? Cửa Trượt Âm Tường Là Gì ?
Cửa lùa âm tường thực chất là một loại cửa trượt, trong đó cánh cửa sẽ lộ ra khi sử dụng và “biến mất” trong hộc tường khi được đóng lại. Việc đóng mở của cửa lùa âm tường được thực hiện theo cơ chế đẩy ngang. Cánh cửa sẽ được đặt trượt trên 1 thanh ray. Khi mở hoàn toàn, cánh cửa lùa sẽ “ẩn” vào trong bức tường nhà và hoàn toàn biến mất khỏi tầm nhìn. Cửa lùa âm tường có thể được làm từ 1 cánh hoặc 2 cánh, tùy thuộc vào kích thước người sử dụng yêu cầu.
Cửa trượt âm tường (pocket doors) là một dạng của cửa trượt thông thường. Kiểu cửa này hoạt động theo cơ chế đẩy theo trục ngang hoặc dọc.
Cửa trượt đóng mở bằng cách đẩy cánh cửa trên ray cửa. Thông thường, cửa trượt thường sử dụng 1-3 ray cửa để mở từ 1-6 cánh cửa. Với cách hoạt động như vậy, cửa trượt không hề gây cản trở cho cả không gian bên trong lẫn bên ngoài khi đóng mở cửa.
Thiết kế cửa trượt âm tường đặc biệt hơn bởi khi cửa mở hoàn toàn thì cánh cửa sẽ “biến mất” vào trong bức tường. Như vậy, khi lắp đặt đòi hỏi phải thi công khéo léo để tạo khoảng trống cho đường ray và cánh cửa ở phía trong tường.
2. Ưu Điểm Của Cửa Lùa Âm Tường
2.1. Thiết Kế Cửa Tiết Kiệm Diện Tích Tốt Nhất
Cửa trượt là loại cửa phù hợp nhất đối với những ngôi nhà nhỏ nhờ thiết kế đẩy khi đóng mở. Trong đó, cửa trượt âm tường là thiết kế tiết kiệm diện tích nhất trong các loại cửa trượt.
Chính vì vậy, đây là phương án thi công rất được ưa chuộng đối với những không gian có diện tích hạn chế. Khi mở cửa rộng nhất, cánh cửa cũng được giấu trọn trong bức tường, không hề chiếm bất cứ diện tích bên ngoài nào. Do đó, thiết kế này giúp bạn có nhiều không gian hơn để sinh hoạt và bố trí đồ đạc.
2.2. Độ Bền Cao, Ít Hỏng Hóc
Cửa trượt có ít bộ phận hơn so với các kiểu cửa khác, chỉ bao gồm cánh cửa và thanh trượt. Chính vì vậy, loại cửa này thường khá ít xảy ra tình trạng hỏng hóc, đồng thời việc sửa chữa cũng không quá phức tạp.
Ngoài ra, cửa trượt không chịu tác động lực từ việc đóng mở và ít tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Do đó, tình trạng mối mọt, nứt vỡ hay hỏng các bộ phận kết nối cũng được hạn chế hơn.
Tuy rằng do lắp đặt âm tường sẽ gây ra ít nhiều khó khăn trong quá trình sửa chữa khi có trục trặc. Tuy nhiên, các phần kết cấu cửa có thể tháo rời để xử lý khi cần thiết.
2.3. Đảm Bảo Tính Thẩm Mỹ Và Tính Ứng Dụng Cao
Cửa trượt âm tường đảm bảo tính thẩm mỹ rất cao bởi thiết kế gọn gàng, ấn tượng và lạ mắt. Kiểu cửa này cho phép cánh cửa có thể “biến mất” và đóng mở dễ dàng mà không ảnh hưởng đến các khu vực khác.
Chính vì vậy, đây là thiết kế phù hợp để sử dụng cho rất nhiều vị trí như: cửa ra vào, cửa phòng, cửa sổ, vách ngăn không gian hay để che chắn các khu vực như cầu thang, phòng bí mật,…
2.4. Rất Đa Dạng Về Mẫu Mã Và Chất Liệu
Hiện nay trên thị trường, các mẫu mã cửa trượt ẩn tường vô cùng đa dạng. Người dùng có đặt thiết kế theo kích thước, kiểu dáng phù hợp hoàn toàn với không gian của mình. Bạn có thể lựa chọn cửa trượt một cánh, hai cánh hoặc thậm chí là cửa trượt cho bức tường cong.
Chất liệu cửa trượt cũng rất đa dạng để phù hợp với thị hiếu, nhu cầu người dùng như: gỗ, kính, giả gỗ… Đặc biệt, bạn có thể lựa chọn chất liệu để cánh cửa trông giống hoàn toàn với bức tường để cánh cửa như “biến mất” trong không gian.
3. Cửa Lùa Âm Tường Thường Dùng Ở Vị Trí Nào ?
Với những lợi ích mà cửa lùa âm tường mang lại thì chúng được ứng dụng ở rất nhiều vị trí khác nhau. Cửa lùa âm tường phòng ngủ, phòng tắm, phòng khách.
Cụ thể:
- Cửa lùa âm tường cho phòng ngủ, phòng tắm: Đối với không gian này, thông thường sẽ lắp những loại cửa có 1 cánh.
- Cửa lùa âm tường dành cho cửa sổ: Đối với cửa sổ, thường sẽ sử dụng loại 1 cánh để giúp không gian thêm rộng ra sáng hơn, đặc biệt là giúp việc vệ sinh cánh cửa trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
- Cửa lùa âm tường cho phòng khách, ăn cách phòng khách và phòng bếp: Thông thường sẽ sử dụng cửa trượt có 2 đến 3 cánh.
- Cửa lùa cho những không gian rộng hơn: Càng không gian rộng thì cánh cửa trượt sẽ nhiều hơn giúp mang đến sự tiện lợi và thoáng cho không gian.
3.1. Lưu Ý Khi Lắp Đặt Cửa Lùa Âm Tường
Cửa lùa âm tường dần trở thành kết cấu được ứng dụng nhiều cho không gian nhà Việt, được gia chủ ưa chuộng mang lại sự tiện lợi cho không gian. Tuy nhiên, để lắp đặt cửa lùa âm tường an toàn, phù hợp cho nhà ở, gia chủ cần lưu ý những điểm quan trọng sau:
Đo đạc để tính toán hệ cửa lùa phù hợp, số cánh theo diện tích cửa thi công. Với khu vực diện tích cửa đi nhỏ hẹp chọn kết cấu 1 hoặc 2 cánh, với diện tích rộng chọn cửa lùa nhiều cánh xếp chồng.
Chọn vật liệu cửa lùa âm tường phù hợp với không gian: vật liệu gỗ truyền thống mang lại sự sang trọng gần gũi, kính cường lực họa tiết tạo không gian mở, hiện đại, cửa hợp kim chịu lực… Chú ý màu sắc và thiết kế đồng bộ với nội thất nhà ở, màu sơn tường.
Gia công cửa và phụ kiện ray cửa, bánh xe đồng bộ, đảm bảo tải trọng, khả năng chịu lực tốt, giúp cửa vận hành dễ dàng, không bị kẹt.
Lắp đặt cửa lùa âm tường không quá phức tạp, tuy nhiên cần thợ có tay nghề và thiết bị chuyên dụng. Đảm bảo ray cửa song song, không bị xô lệch ảnh hưởng đến quá trình đóng mở. Lựa chọn đơn vị phân phối uy tín để được bảo hành cửa, phụ kiện và quá trình lắp đặt.
Lắp thanh ray dưới chìm hoặc không nhô ra bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình di chuyển trong không gian nhà ở.
Như vậy, cửa lùa âm tường hay cửa trượt âm tường tuy thi công phức tạp nhưng là một khoản đầu tư hoàn toàn xứng đáng, đặc biệt với những không gian hẹp. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại cửa phù hợp tốt hơn.
Xem thêm >>