Thép Mạ Kẽm Là Gì ?

Hãy cùng Alumax tìm hiểu về thép mạ kẽm là gì ? ứng dụng trong cuộc sống, đặc tính, ưu điểm và bảng báo giá thép mạ kẽm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều những ứng dụng của thép. Thực tế cho thấy ngành vật liệu này vẫn không ngừng cải tiến từng ngày mà điển hình của sự ra đời của công nghệ mạ kẽm. Mạ kẽm là phương thức bảo quản các sản phẩm sắt thép khỏi những tác động của môi trường bên ngoài thông qua việc hình thành, xi mạ một lớp kẽm bên ngoài về mặt sản phẩm. Hiện nay, trên thị trường ngành công nghiệp sắt thép có hai phương pháp mạ kẽm thông dụng đó chính là: mạ kẽm nhúng nóng và mạ kẽm điện phân.

Mặc dù thép mạ kẽm là một trong những vật liệu được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, vẫn có có những sự thật thú vị mà bạn có thể chưa bao giờ nghe đến. Bạn có biết mỗi 3 tấn thép sẽ có 2 tấn trong đó là thép tái chế ? Và có tới 95% một số loại thép chắc chắn sẽ được sử dụng lại ?

Thép Mạ Kẽm Là Gì ?

1. Thép Mạ Kẽm Là Gì ?

Nguyên liệu sản xuất thép mạ kẽm là thép cuộn cán nguội, thép cuộn cán nguội được mạ một lớp kẽm qua quá trình mạ kẽm nhúng nóng hoặc mạ kẽm điện phân. Nhờ đó thép mạ kẽm có độ bền và tính thẩm mỹ cao hơn thép cuộn cán nguội.

Thép mạ kẽm (galvanized steel) là những loại thép vật liệu như thép ống, thép hộp và thép tấm hoặc dạng cuộn được phủ trên mình một lớp kẽm mạ với độ dày phù hợp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sản phẩm có tuổi thọ cao và độ bền đẹp.

1.1. Đặc Tính Của Thép Mạ Kẽm

Thứ nhất, giá thành thấp: Vì thép mạ kẽm có chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so với các các loại thép mạ khác, chính vì thế cho nên giá thành của vật liệu này cũng không cao.

Thứ hai, thép có độ bền tương đối tốt: Thép mạ kẽm có khả năng ngăn chặn sự hình thành rỉ sét trên bề mặt của thép cho nên sản phẩm cũng có độ bền tương đối tốt.

Thứ ba, dễ dàng kiểm tra, đánh giá: Thép mạ kẽm là sản phẩm mà bạn có thể dễ dàng kiểm tra chất lượng qua thị giác hoặc một số cách thử khác một cách đơn giản.

1.2. Ưu Điểm Của Thép Mạ Kẽm

Chi phí sản xuất thấp: Việc mạ kẽm giúp cho sản phẩm thép tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với việc sử dụng những loại phủ bảo vệ bề mặt khác như sơn sắt, phủ nhựa…

Ưu Điểm Của Thép Mạ Kẽm

Chi phí cho việc bảo trì thấp hơn các loại thép khác: Vì các sản phẩm thép được mạ kẽm giúp thời gian sử dụng bền lâu bền trong thời gian dài cho nên nhu cầu bảo trì cũng ít hơn giúp tiết kiệm được chi phí tối đa.

Thép có tuổi thọ và độ bền cao: Theo nghiên cứu thì tuổi thọ và độ bền của thép mạ kẽm kéo khá cao. Thép đạt độ bền cao theo tiêu chuẩn 4680 của Úc và New Zealand và có tuổi thọ trung bình trên 50 năm ở môi trường thuận lợi và từ 20-25 năm ở các môi trường khắc nghiệt như: Khu công nghiệp, thành phố, ven biển.

Lớp phủ bền vững giúp bảo vệ cấu trúc thép bên trong: Vì lớp mạ kẽm trong quá trình luyện kim có cấu trúc đặc trưng tạo nên một bề mặt bền vững, hạn chế quá trình ăn mòn cũng như hạn chế sự phản ứng hóa học của các hóa chất với lớp thép ống bên trong.

1.3. Nhược Điểm Của Thép Mạ Kẽm

Bên cạnh những ưu điểm nói trên thì thép mạ kẽm cũng có một số nhược điểm nhỏ như là: Thép có độ nhám thấp và tính thẩm mỹ cũng không được cao cho lắm. Tuy nhiên, những nhược điểm này không gây ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng của thép và không là rào cản để người dùng tiếp tục lựa chọn nó.

Nhược Điểm Của Thép Mạ Kẽm

Giá thành cao hơn ống thép thô, ống thép đen.

Chỉ có một màu cơ bản là màu của kẽm.

Do ống thép mạ kẽm trong nước chủ yếu là ống thép hàn nên khả năng chịu lực so với ống thép đúc sẽ không bằng.

2. Các Phương Pháp Mạ Kẽm Thép

Để mạ kẽm thép, có 3 phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay là mạ kẽm lạnh, mạ kẽm nhúng nóng và mạ kẽm điện phân.

Mạ kẽm lạnh: được thực hiện bằng cách phủ lên bề mặt thép một lớp kẽm lỏng ở nhiệt độ môi trường bình thường tương tự như sơn.  Ưu điểm của phương pháp này tiết kiệm công sức, lớp mạ kẽm có độ bám tốt, giá thành rẻ, không ảnh hưởng đến hình dạng, cấu trúc của thép.

Mạ kẽm nhúng nóng: là phương pháp mạ kẽm bằng cách nhúng vật liệu thép vào bể kẽm nóng chảy. Phương pháp này có ưu điểm là thực hiện đơn giản, lớp kẽm bám đều trên toàn bộ bề mặt sản phẩm, độ bền cao, khả năng chống gỉ sét tốt, bề mặt vât liệu nhẵn mịn, thẩm mỹ.

Mạ kẽm điện phân: là phương pháp phun trực tiếp hóa chất xi mạ đó lên bề mặt của sản phẩm bằng phún sung hoặc nhiều thiết bị khác. Ưu điểm của chúng là độ bám cao, lớp kẽm bám mỏng, nhẵn mịn nên phù hợp cho các chi tiết máy.

2.1. Quy Trình Mạ Kẽm Thép

Thép có thể được mạ kẽm nhúng nóng hoặc mạ kẽm điện phân. Trong đó phương pháp mạ kẽm nhúng nóng được dùng phổ biến nhất.

Quy trình thực hiện bao gồm 4 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Làm sạch bề mặt kim loại

Thép sau khi được chế tạo có thể dính các tạp chất, dầu, bụi bẩn trong quá trình lưu khó, vận chuyển nên cần phải được làm sạch để lớp kẽm có khả năng bám dính tốt nhất.

Vật liệu sẽ được ngâm trong dung dịch tẩy dầu từ 10 – 15p. Sau đó tiếp tục ngâm vào dung dịch Axit HCl nồng độ 8 – 15% để tẩy gỉ sét. Ngoài ra có thể dùng phương pháp điện hóa để làm tách mỡ trên bề mặt thép.

Bước 2: Nhúng trợ dung

Sau khi làm sạch, thép được nhúng vào chất trợ dung trong khoảng 3 – 20 giây ở nhiệt độ thường để loại bỏ hoàn toàn các ion sắt và mảng bám oxit hình thành trên bề mặt, đồng thời tạo ra lớp phủ bảo vệ ngăn ngừa quá trình oxy hóa. Sau đó, thép được sấy khô để chuẩn bị cho quá trình mạ.

Bước 3: Mạ kẽm nhúng nóng

Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình mạ kẽm để tạo lớp xi mạ kẽm lên bề mặt thép.

Tiến hành nhúng hoàn toàn vật liệu thép vào bể mạ kẽm. Kẽm nóng chảy sẽ làm ướt bề mặt thép và xảy ra phản ứng mạ kẽm. Khi nhiệt độ trong bể mạ kẽm đạt tới mức nóng chảy (454°C – 465°C), phản ứng mạ kẽm hoàn thành.

Hoàn thành công đoạn mạ kẽm, thực hiện gạt xỉ trên bề mặt nóng chảy kết hợp rung để loại bỏ kèm thừa. Sau đó nhúng sản phẩm vào dung dịch cromat để tạo lớp bảo vệ cho bề mặt.

Bước 4: Làm nguội và kiểm tra thành phẩm

Sản phẩm được làm nguội bằng bể nước tràn để bề mặt sáng bóng và đẹp mắt. Kỹ thuật viên quan sát bề mặt và kiểm tra độ dày của lớp xi mạ bằng máy đo chuyên dụng để chắc chắn thành phẩm đã đạt yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật.

2.2. Ứng Dụng Của Thép Mạ Kẽm

Bản chất của thép mạ kẽm là thép nên chúng vốn đã có độ bền rất cao. Sau khi được tráng kẽm, chúng sẽ có khả năng chống lại các tác động từ bên ngoài môi trường như mưa, gió, nắng, sự ăn mòn, độ ẩm… giúp gia tăng tuổi thọ cho sản phẩm.

Hiện, thép mạ kẽm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Có thể kể đến 1 số ứng dụng phổ biến gồm:

Ứng dụng làm sàn Deck thay thế cốp pha sàn.

Làm ống thông gió chung cư, nhà cao tầng, trung tâm mua sắm, nhà xưởng…

Sản xuất xà gồ.

Sản xuất các loại ống hộp, ống cấp thoát nước, ống dẫn dầu – dẫn khí, hoặc để làm phụ tùng xe cộ…

Sản xuất các sản phẩm dân dụng như thuyền nhỏ, hòm sắt, hòm đựng đồ, xô nước tưới cây…

Với những ưu điểm tuyệt vời kể trên, thép mạ kẽm được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và nhiều ngành sản xuất.

Đa phần các ngành nghề ứng dụng phương pháp mạ kẽm thép đều có nhu cầu sử dụng một lượng lớn sắt thép nhưng dễ bị gỉ sét, oxy hóa dưới tác động của môi trường. Điển hình như công nghiệp hóa chất, bột giấy và giấy, sản xuất thiết bị giao thông, thông tin liên lạc, chiếu sáng và vận tải…

Một số sản phẩm thép mạ kẽm nổi bật gồm: sàn Deck, ống thông gió, xà gồ, đường ống cấp thoát nước, thuyền, thùng phi…

3. Thép Mạ Kẽm Có Gỉ Sét Không ?

Gỉ sét là hiện tượng rất phổ biến khi để vật liệu là sắt thép ngoài điều kiện môi trường tự nhiên. Nếu quý khách hàng thắc mắc về việc thép mạ kẽm có bị gỉ sét không thì câu trả lời là không.

Thép Mạ Kẽm Có Gỉ Sét Không ?

Lớp mạ kẽm bên ngoài cực tốt giúp ngăn chặn tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài lên bề mặt thép. Cũng vì thế mà những công trình được làm từ thép mạ kẽm thì sẽ có độ bền cao hơn so với các loại thép khác.

Mặc dù vậy, khả năng chống gỉ sét của thép còn tùy thuộc vào điều kiện nhu cầu sử dụng. Tức là nếu khách hàng dùng thép trong môi trường điều kiện tốt, khô thoáng và ít chịu tác động của nắng, mưa… thì sẽ đảm bảo lớp kẽm chắc chắn hơn, thời gian chống gỉ sét lâu hơn và tuổi thọ cao hơn.

Ngược lại, nếu dùng sản phẩm ở điều kiện khắc nghiệt, vùng ven biển thì tuổi thọ của sắt thép sẽ hao mòn nhanh hơn, lớp gỉ sét có thể hình thành trên bề mặt làm giảm chất lượng công trình.

3.1. Thép Mạ Kẽm Có Sơn Được Không ?

Các loại sắt thép hộp mạ kẽm, thép mạ kẽm hiện được bán khá phổ biến trên thị trường với đa dạng chủng loại và mẫu mã. Những sản phẩm này hoàn toàn có thể sơn thêm một lớp sơn chống gỉ hoặc sơn tĩnh điện.

Tuy nhiên, quý khách cần lưu ý là để sơn được thì phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp và tốn thời gian, tiền bạc. Nếu để nguyên và sơn thì có thể gây bong tóc, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

Do vậy, những khách hàng nào có ý định mua thép về sơn thì hãy mua thép hộp đen Hòa Phát, thép đen là tốt nhất. Sản phẩm dễ sơn, dễ bám dính mà không cần phải tốn thời gian gia công lại.

3.2. Thép Mạ Kẽm Có Cần Sơn Không ?

Dòng thép mạ kẽm có tính thẩm mỹ cao, bề mặt sáng bóng chống gỉ sét, bào mòn hiểu quả nên quý khách hàng không cần phải sơn thêm. Khi mua về có thể đem ra sử dụng ngay cho các công trình xây dựng hoặc dân dụng.

3.3. Thép Mạ Kẽm Có Sơn Tĩnh Điện Được Không ?

Trước xu hướng hiện đại, cuộc sống con người ngày càng văn minh, hiện đại thì nhu cầu về thẩm mỹ là rất lớn. Nhiều công trình xây dựng có nhu cầu thay đổi màu sắt thép mạ kẽm bằng nhiều màu sắc sơn tĩnh điện. Và thực tế, thép mạ kẽm có thể sơn tĩnh điện được.

Thép Mạ Kẽm Có Sơn Tĩnh Điện Được Không ?

Mặc dù vậy, quá trình thực hiện này tốn khá nhiều thời gian, yêu cầu tay nghề cao và quan trọng là chi phí rất lớn. Chưa kể tới việc thép hộp mạ kẽm sau khi đã sơn tĩnh điện thì độ bền không cao, lớp sơn dễ bị bong tróc. Quý khách hàng nên cân nhắc và lựa chọn phương án phù hợp nhất.

3.4. Thép Mạ Kẽm Có Hàn Được Không ?

Trong quá trình thi công xây dựng hoặc chế tạo sản phẩm sẽ cần tới công đoạn cắt và hàn sắt thép. Các loại thép mạ kẽm nói chung có thể hàn được bằng phương pháp hàn hồ quang điện truyền thống.

Thực tế, quy trình hàn thép mạ kẽm và thép thường không khác nhau quá nhiều. Sắt mạ kẽm có thể được hàn điểm hoặc hàn điện trở bằng cách sử dụng các điện cực đặc biệt. Việc này có khả năng làm giảm thiểu sự gắn bó các mảnh làm việc cho vật liệu hàn chính xác hơn.

Ngoài ra, trong quá trình hàn quỳ khách cần chú ý tới việc loại bỏ lớp kẽm trên bề mặt trước rồi mới tiến hành làm việc. Việc hàn thép cần được diễn ra an toàn, có đầy đủ đồ bảo hộ tránh độc hại tới mắt và hơi thở.

Sau khi đã hàn xong, lớp kẽm bị hư hỏng có thể thay thế bằng lớp sơn phủ giàu kẽm.

Cách Bảo Quản Để Thép Không Gỉ

4. Cách Bảo Quản Để Thép Không Gỉ

Để ngăn ngừa tình trạng hoen rỉ và oxy hóa cũng như kéo dài giá trị sử dụng của thép mạ kẽm, bạn có thể tham khảo và thực hiện theo một số phương pháp bảo quản dưới đây:

Để thép ở trong nhà kho hoặc những nơi có mái che để bảo quản cho thép mạ kẽm hạn chế được sự xâm nhập từ nước mưa. Trong trường hợp không có đủ diện tích mái che để cất giữ, buộc phải để ngoài thì thì bạn hãy sử dụng đến những tấm bạt để bao bọc xung quanh.

Không để thép ở gần những nơi chứa các hóa chất axit, bazơ, muối,… hay các vật liệu thể khí như hơi cacbon, lưu huỳnh…

Thép phải được để cách mặt đất tối thiểu là 10cm đối với nền xi măng và nên kê cao cách mặt đất ít nhất 30cm so với nền đất.

Không được để lẫn lộn sản phẩm thép gỉ với thép không gỉ với nhau, nên phân loại và xếp riêng để có các cách bảo quản phù hợp với từng loại.

Cần phải để thép ở nơi khô ráo, thoáng mát, có độ ẩm không khí thấp.

Ngoài ra, với những nơi có điều kiện khắc nghiệt như các khu vực ngập nước, ven biển,… thì thời gian lớp mạ kẽm bị bào mòn sẽ nhanh hơn và hình thành ra các lớp gỉ sét trên bề mặt nguyên vật liệu thì bạn nên sử dụng thêm các biện pháp sau:

Phun sơn bề mặt: sử dụng sơn chống rỉ chuyên dụng để sơn lên bề mặt thép được coi là biện pháp hiệu quả để hạn chế được hiện tượng rỉ sét. Mặt khác, việc phun sơn lên thép còn mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho công trình của bạn nhờ lớp sơn mịn màng, sáng bóng cùng độ bền lớn để tăng cường khả năng bảo vệ cho thép.

Dầu chống rỉ: là dầu chống rỉ không pha nước, có tác dụng đẩy lùi nước trên bề mặt thép mạ kẽm, do đó giảm thiểu được sự rỉ sét và tạo độ bám dính.

Các hóa chất chống rỉ: thường chứa chủ yếu các loại axit như axit photphoric, axit citric, axit muriatic,… đây đều là những loại axit mạnh ngoài khả năng có thể ngăn chặn tình trạng rỉ sét xảy ra trên thép còn có thể làm sạch được những vết rỉ sét lâu ngày.

Xem thêm >>

5/5 - (15 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *