Hãy cùng Alumax tìm hiểu về thép hình là gì ? phân loại thép hình, quy trình sản xuất và ứng dụng thép hình trong cuộc sống. Trong đời sống của con người nói chung và nền công nghiệp nói riêng, thép là vật liệu quan trọng đóng vai trò không thể thiếu, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thép khác nhau như thép tấm, thép hộp, thép dây… Và một trong những loại thép được sử dụng phổ biến nhất chính là thép hình.
Thép hình là loại thép được gia công thành những hình dạng đặc biệt như chữ cái H, T, U, I, L… Vật liệu được sử dụng nhiều trong các kết cấu xây dựng, kết cấu kỹ thuật, xây dựng cầu đường, đòn cân, đóng tàu, tháp truyền thanh, nâng vận chuyển máy móc, kho chứa hàng hóa, khung container, lò hơi công nghiệp, xây dựng nhà xưởng, nhà tiền chế, làm cọc cho nền công trình…
1. Thép Hình Là Gì ?
Thép hình là vật liệu dùng trong xây dựng có hình dáng đút lên giống như những chữ cái, nên đôi khi còn có tên khác là thép chữ. Đây là loại vật liệu xây dựng sắt thép quan trọng được ứng dụng và sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp xây dựng và một số ngành công nghiệp đặc thù như: xây dựng đường – cầu cống, ngành công nghiệp đóng tàu, tháp truyền hình, máy nâng vận chuyển, khung container, kệ kho chứa hàng hóa, cầu, tháp truyền, nâng và vận chuyển máy móc, lò hơi công nghiệp, xây nhà xưởng, làm kết cấu nhà tiền chế, làm cọc cho nền nóng…
1.1. Quy Trình Sản Xuất Thép Hình
Quy trình sản xuất thép hình bao gồm 3 bước:
Tan chảy quặng và các tạp chất
Đầu tiên sẽ đem sắt thô đi loại bỏ những nguyên liệu hoặc phế liệu, tất cả sẽ được đưa vào lò nung với nhiệt độ cao. Quá trình này còn được gọi là quá trình luyện.
Phương pháp nóng chảy và thêm kim loại để tạo ra phôi thép
Phương pháp nóng chảy và thêm kim loại để tạo phôi thép là một trong những phương pháp hiện đại nhất hiện nay. Ở giai đoạn này các kim loại khác sẽ được thêm vào để tạo ra các loại thép.
Phôi thép và thành phẩm
Phôi thép tạo ra sẽ khác nhau phụ thuộc vào những kim loại mà bỏ vào lò đúc và được pha ra. Thông thường thì sẽ có 3 loại phôi:
Phôi phiến: là loại phôi thanh, dùng để cán ra thép cuộn cán nóng, thép tấm cán nóng, thép cuộn cán nguội hoặc thép hình.
Phôi thanh là loại phôi thanh có tiết diện 100×100, 125×125, 150×150. Kích thước thường là dài 6-9-12 m. Thường dùng để cán kéo thép cuộn xây dựng, thép thành vằn.
Phôi Bloom là loại phôi có thể sử dụng thay thế cho phôi thanh và phôi phiến.
Sau khi, phôi được đúc xong sẽ ở hai trạng thái khác nhau: Trạng thái nóng và trạng thái làm nguội.
Trạng thái nóng: trạng thái này sẽ duy trì phôi thép ở một nhiệt độ cao sau đó chuyển tiếp tại chỗ đến quá trình cán tạo hình ra sản phẩm.
Trạng thái nguội: trạng thái này phôi sẽ nguội và được chuyển tới các nhà máy khác và sau đó sẽ được làm nóng lại rồi mới chuyển tiếp đến quá trình cán tạo hình ra sản phẩm.
1.2. Ứng Dụng Của Thép Hình
Thép hình được các chủ đầu tư tin tưởng và sử dụng rất nhiều bởi vì những ưu điểm vượt trội của sản phẩm. Vật liệu này được dùng để làm cầu tháp truyền nâng, vận chuyển máy móc, thiết bị, lò hơi công nghiệp. đóng tàu và đặc biệt là ứng dụng để xây dựng nhà khung thép tiền chế. Tuy thuộc vào yêu cầu và mục đích sử dụng mà các chủ đầu tư có thể lựa chọn kiểu thép hình phù hợp với kiểu dáng và kích thước khác nhau.
1.3. Vì Sao Thép Hình Lại Được Sử Dụng Rộng Rãi Trong Xây Dựng ?
Nhờ sở hữu những ưu điểm vượt trội, thép hình được sử dụng phổ biến trong hầu hết mọi công trình. Cụ thể:
- Vật liệu có độ bề cao, khả năng chịu va đập và áp lực tốt.
- Đa dạng về mẫu mã, kích thước.
- Khối lượng thép nhẹ giúp giảm đáng kể trọng lượng của khung thép kết cấu.
- Toàn bộ cấu kiện thép hình đều được gia công tỉ mỉ sẵn tại nhà xưởng và được vận chuyển đến công trình. Điều này giúp giảm thiểu thời gian thi công và chi phí nhân công.
- Dễ dàng lắp dựng các cấu kiện thành công trình hoàn chỉnh, ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường xung quanh.
- Công trình được xây dựng bằng thép hình có thể di chuyển nhanh chóng đến bị trí mới.
- Các mối nối được liên kết chặt chẽ với nhau, vững bề và chịu được một lực ép cực lớn.
2. Phân Loại Thép Hình
2.1. Thép góc L
Là thép có dạng tiết diện mặt cắt giống hình chữ L, có độ cứng và độ bền rất cao, khả năng chịu lực lớn, khả năng chịu rung động mạnh, chịu được những tác động xấu của thời tiết và hóa chất. Riêng đối với thép hình L mạ kẽm nhúng nóng còn có khả năng chống ăn mòn, gỉ sét rất tốt.
2.2. Thép góc V
Thép hình V có đặc tính cứng, khả năng chịu được cường lực và độ bền bỉ cao. biệt có khả năng chịu được những ảnh hưởng từ môi trường như nhiệt độ, độ ẩm… ngoài ra sản phẩm còn có độ bền trước hóa chất. Thép hình chữ V thường được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp xây dựng, ứng dụng trong ngành công nghiệp đóng tàu
2.3. Thép hình U
Thép hình U được sản xuất với nhiều những kích thước khác nhau, có khả năng chịu đựng được cường độ áp lực cao và được ứng dụng trong khá nhiều công trình khác nhau. Thép hình U được sử dụng trong công trình xây dựng dân dụng, làm khung thùng xe, làm tháp ăng ten, ứng dụng trong nội thất.
2.4. Thép hình C
Thép C tên gọi khác là xà gồ C có hình dạng giống chữ C được sử dụng rất phổ biến trên thị trường hiện nay.
Ưu điểm: Sản xuất theo công nghệ mới, nền thép cường độ cao, có phủ thêm một lớp kẽm bên ngoài giúp bảo vệ thép hiệu quả hơn.
Sản phẩm này được chia ra nhiều loại khác nhau như thép hình chữ C đen, mạ kẽm, nhúng nóng… Mỗi một loại sẽ có thêm đặc tính và ứng dụng riêng biệt.
2.5. Thép hình I
Thép hình có hình dáng tương tự như thép H, có độ dài cánh được cắt ngắn hơn so với chiều dài của bụng. Thép hình chữ I cũng tương tự như thép hình chữ H là có khả năng chịu áp lực lớn, bởi vậy tùy thuộc vào từng công trình khác nhau mà khách hàng có thể lựa chọn thép H hoặc thép I để xây dựng.
2.6. Thép hình H
Là loại thép hình có kết cấu giống với hình chữ H, ưu điểm dễ nhận biết nhất của loại thép này là có độ cân bằng cao nên có khả năng chịu áp lực vô cùng lớn. Thép H có rất nhiều loại cũng như đa dạng về kích thước và khối lượng sản phẩm. Bởi vậy tùy vào mục đích sử dụng cũng như tính chất của công trình xây dựng mà quý khách hàng có thể lựa chọn được những sản phẩm khác nhau.
3. Ưu Nhược Điểm Của Từng Loại Thép Hình
3.1. Ưu và nhược điểm của thép hình I/H
Sản phẩm này có hình dạng và cấu tạo giống với hình dạng viết hoa của ký tự I và H. Loại thép này được sử dụng cho tất cả các bộ phận/quy trình, ngoại trừ phần xoay thuần túy. Loại này có tác dụng cao để chống tác động uốn và nén. Ứng dụng phổ biến nhất thép hình I / H là làm dầm / khung thép, cột trong xây dựng nhà và cầu đường.
Những lợi ích của thép hình I / H:
- Thép được bảo quản lâu hơn và bền hơn so với dạng chữ nhật hoặc vuông.
- Ứng dụng dễ dàng và phổ biến – có thể được sử dụng trong hầu hết các ứng dụng của loại thép cấu trúc.
- Cho phép thiết kế kết cấu tối ưu.
- Tạo khả năng tương thích tốt để kết nối các thanh thép chính – phụ khác trong công trình/thiết kế
Nhược điểm của thép hình I / H:
- Không thể được tải theo hướng XX, vì phần này cung cấp rất ít năng lực cấu trúc so với hướng YY.
- Khả năng xoắn ít hơn, vì thép có dạng mở.
3.2. Ưu và nhược điểm của thép hình U / C
Thép này cũng có hình dạng giống chữ cái U / C viết hoa do đó chúng ta gọi chúng là thép hình C. Loại này được sử dụng chủ yếu cho các ứng dụng cần phân bố đồng đều với mô men hay yêu cầu uốn nhỏ.
Thép U / C này có hiệu quả cao để được sử dụng như một thanh thép cấu trúc liên kết truyền tải sang các thanh thép cấu trúc khác. Thép hình C được sử dụng phổ biến với chức năng là thanh thép cấu trúc thứ cấp, các thanh dầm ngang hỗ trợ sàn, xà gồ cho các vì kèo trên mái, đinh tán trong khung tường, các thanh thép hỗ trợ cho các cụm trần…
Những ưu điểm của thép dạng U / C:
- Là lựa chọn lý tưởng để thay thế thép chữ I khi độ uốn không phải là chính yếu, bảo quản tốt một nửa thanh thép (khi uốn).
- Cung cấp một cấu trúc vững chắc và chịu áp lực cao khi sử dụng hệ thống nhiều thanh thép. Ví dụ. Hệ thống sàn Joist, xà gồ trong giàn…
- Có thể chế biến để tạo thành hình chữ I ảo.
- Cung cấp khả năng liên kết tốt để kết nối với các thanh thép khác và bề mặt phẳng như bê tông/ gạch.
Nhược điểm của thép U / C:
- Dễ không ổn định khi được tải mà không cần giằng mặt bích trên, do hình học không đối xứng trong trục YY.
- Không thích hợp ứng dụng tải nặng
3.3. Ưu và nhược điểm của thép hình V
Cấu hình thép V phù hợp với các kết nối góc do có tạo hình đặc thù. Loại thép này được sử dụng nhiều cho những ứng dụng tải điểm để chống cắt, căng và nén.
Thép chữ V thường để được sử dụng làm thanh kết nối, là nguyên liệu chính của các thanh thép tích hợp,… Các cách sử dụng phổ biến nhất thường là kết nối giữa hình chữ I / H và các hình dạng khác, giằng trong các thanh thép giàn, Battens hoặc Laces của vị trí đã xây dựng.
Ưu điểm của thép hình V:
- Khả năng liên kết cao trong các mối nối tạo sự chống lại lực cắt của bu lông / mối hàn.
- Phù hợp để làm thanh thép giằng, vì nó cung cấp sự kết hợp tốt giữa khả năng uốn dọc trục.
- Có thể biến dạng hay đặt theo vị trí để tạo thành chữ T ảo.
Nhược điểm của thép hình V:
- Hình học không đối xứng theo cả hai trục XX và YY.
- Được sử dụng ít hơn các loại nguyên vật liệu khác do có cấu trúc đặc biệt.
Đơn Vị Sản Xuất Và Phân Phối Cửa Thép Vân Gỗ Hàng Đầu Việt Nam
Công Ty Cổ Phần Alumax Việt Nam Phân Phối Các Loại Cửa Thép Vân Gỗ Toàn Quốc
VPGD: Số 70 Đường Nam Đuống – Tổ 20 – Phường Thượng Thanh – Quận Long Biên – Hà Nội.
Nhà máy 1: Số 1 Ngõ 484 – Đường Hà Huy Tập – Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội.
Nhà máy 2: Số 25/8 A1 – Đường Nguyễn Thị Thử – Ấp 3 – Xuân Thới Sơn – Hooc Môn – TP.HCM.
Nhà máy 3: Cụm công nghiệp Kim Bình – Kim Bình – TP. Phủ Lý – Hà Nam.
GPKD: 0104131984 – Ngày Cấp: 27/08/2009
Hotline: 0961.362.362 – 02477.79.79.79
Email: alux@alumaxvn.com
Website: www.alux.com.vn
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm: Cửa Thép Vân Gỗ 1 Cánh, Cửa Thép Vân Gỗ 2 Cánh Cân, Cửa Thép Vân Gỗ 2 Cánh Lệch, Cửa Thép Vân Gỗ 4 Cánh Cân, Cửa Thép Vân Gỗ 4 Cánh Lệch, Cửa Thép Vân Gỗ Thủy Lực, Cửa Sổ Thép Vân Gỗ, Cửa Thép Chống Cháy, Khóa Cửa Alux.