Cửa Chống Cháy Và Một Số Lưu Ý Bạn Cần Biết!

Hãy cùng Alumax Việt Nam tìm hiểu về Cửa Chống Cháy Và Một Số Lưu Ý trong quá trình lắp đặt, những quy định về cửa chống cháy, cách kiểm tra quy chuẩn cửa chống cháy… Hiện nay, vấn đề hỏa hoạn đang rất nhức nhối trong cuộc sống thường ngày của người dân, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM. Vì thế, bạn cũng nên trang bị cho mình kiến thức, cũng như các biện pháp phòng cháy, chữa cháy hiệu quả nhất.

Hiểu được vấn đề này, Công Ty CP Alumax Việt Nam đã đầu tư và sản xuất ra các cánh cửa thép chống cháy an toàn, bảo vệ bạn khỏi những hiểm họa khó lường nhất. Cửa thép chống cháy là một trong những sản phẩm được sử dụng nhiều trong lĩnh vực kĩ thuật công nghiệp. Cửa được sử dụng trong các công trình, toà nhà với tác dụng chính là ngăn chặn đám cháy để hạn chế tối đa những cuộc hoả hoạn xảy ra. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loại cửa với tính năng ưu việt này qua bài viết dưới đây nhé.

Cửa Chống Cháy Và Một Số Lưu Ý

1. Cửa Chống Cháy Được Dùng Làm Gì ?

Cửa chống cháy có cấu tạo đặc biệt, được làm từ thép chất lượng cao có tác dụng kéo dài thời gian khi xảy ra đám cháy, giúp mọi người có thể an toàn rời khỏi đám cháy. Trong đó, cửa thép chống cháy là một trong những bộ phận cực kỳ quan trọng trong hệ thống phòng cháy của công trình xây dựng hiện đại. Với công năng sử dụng đặc biệt như vậy, cửa thép chống cháy được lắp đặt trong các công trình tiêu biểu như:

  • Nhà kho, nhà xưởng nhằm bảo đảm an toàn cho hàng hóa và của cải bên trong.
  • Sử dụng cho các trạm biến áp, phòng cấp điện, nước hoặc những khu vực dễ xảy ra cháy nổ, đảm bảo lửa không thể lan rộng ra xung quanh.
  • Được sử dụng làm cửa chính, cửa ra vào cho nhà ở tại các chung cư cao cấp, biệt thự sang trọng.
  • Cửa thoát hiểm, cửa đóng mở tại các khu nhà cao tầng, trung tâm thương mại…

Một Số Lưu Ý Về Cửa Chống Cháy

2. Một Số Lưu Ý Về Cửa Chống Cháy

Một vài điều cần lưu ý khi lắp đặt và sử dụng cửa chống cháy quý khách hàng cần lưu ý trong bài viết này, giúp tăng tính an toàn cũng như đảm bảo sử dụng hết công năng của cửa chống cháy trong mọi tình huống bất ngờ như sau:

Hướng mở cửa: Có thể mở theo nhiều hướng: mở trái, mở phải, mở trong, mở ngoài… nhưng nhiều khách hàng chưa thực sự chú ý đến vấn đề này. Trong trường hợp đặt mua hướng mở cửa sai, bắt buộc phải mua cửa mới thay thế mà không thể khắc phục như cửa thông thường.

  • Hướng mở cửa đôi sử dụng khóa kéo phải, khóa kéo trái.
  • Hướng mở cửa đơn sử dụng cửa kéo phải hoặc hướng mở phải, cửa kéo trái hoặc hướng mở trái.

Sơn Tĩnh Điện Là Gì ?

Sơn tĩnh điện: Ở bề mặt cửa thông thường được nhiều khách hàng lựa chọn hơn cả. Tuy nhiên khách hàng cần biết một số hạn chế của sơn tĩnh điện như: Lớp sơn mỏng dễ bay màu, khó khắc phục bề mặt láng mịn khi có trầy xước, không đảm bảo được màu sơn đồng nhất khi sơn đè chồng màu lên nhau.

Sơn dầu: Là phương pháp sản xuất cửa chống cháy theo chuẩn châu Âu. Khi sơn dầu lên bề mặt cửa vẫn đảm bảo được độ mịn sáng như sơn tĩnh điện nhưng lại dễ sơn dặm, sơn đè và dễ điều chỉnh lại độ láng mịn khi có trầy xước. Mặt khác, khi sử dụng sơn dầu sẽ không đòi hỏi việc xử lý bề mặt thép bằng hóa chất trước khi sơn như sơn tĩnh điện nên không xảy ra tình trạng hóa chất ngấm vào lõi cửa làm gỉ sét, hỏng kết cấu bên trong.

Khe hở: Là điều đáng phải lưu tâm để phòng tránh khói khi xảy ra cháy. Đối với cửa thép chống cháy, độ hở giữa cánh cửa và khung cửa thường lớn hơn so với cửa nhôm, cửa gỗ. Chiếu theo tiêu chuẩn TCXDVN 386 – 2007 thì độ hở cho phép đối với cửa thép là 3mm +-1 và độ dày của thép càng cao thì mức độ khe hở càng lớn.

Gioăng cao su: Được lắp vào khung cửa chống cháy có tác dụng giảm va đập, chống ồn và ngăn khói bụi chứ bản chất gioăng không có tác dụng chống cháy. Vì mức độ chống cháy của cửa phụ thuộc vào độ dày của thép.

Rủi ro khi lắp đặt: Dù ít khi xuất hiện rủi ro nhưng chúng tôi vẫn phải đề cập đến trong bài viết này, đó là ở những vị trí có gió lớn, gió hút hoặc gió đẩy cửa mạnh khách hàng nên sử dụng tay co thủy lực giúp giảm độ va đập tốt nhất. Khi lắp đặt xong xuôi, quý khách nên yêu cầu thợ giữ nguyên lớp màng bọc cho đến khi công trình được bàn giao đi vào hoạt động, tránh những tác động va chạm, nước sơn… bắn vào bề mặt cửa gây xước.

Những Quy Định Về Cửa Chống Cháy

3. Những Quy Định Về Cửa Chống Cháy

Ở nước ta, có rất nhiều bộ luật liên quan đến việc chống cháy mà chủ đầu tư cần biết, trong đó, quy định Tiêu chuẩn TCVN 6160:1996 về Yêu cầu thiết kế phòng cháy, chữa cháy ở những tòa nhà cao tầng rất được trú trọng trước khi công trình đi vào hoạt động. Tiêu chuẩn này trình bày các tiêu chuẩn bắt buộc mà các văn phòng, chung cư và tòa nhà cao tầng phải đáp ứng.

Cửa chống cháy phải được kiểm định theo quy định hiện hành của Việt Nam, được Cục PCCC cấp hoặc được các cơ quan được cấp phép kiểm định cấp.

Theo quy định tại mục 5.2 TCVN 6160:1996, giới hạn chịu lửa nhỏ nhất của các bộ phận có tính ngăn cháy được quy định như sau:

  • Cửa sổ và cổng ở tường ngăn cháy phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 45 phút.
  • Vách ngăn cháy phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 45 phút.
  • Cửa đi, cửa sổ ở vách ngăn cháy; cửa ngăn cháy vào các tầng hầm, mái; cửa lên mái phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 40 phút.
  • Cửa ở khu buồng thang bộ, phòng kỹ thuật, dưới tầng hầm cũng cần phải là cửa chống cháy. Chúng cần có cơ cấu tự động đóng, đồng thời có thể chịu được lửa 45 phút trở lên.
  • Cũng theo quy định, cửa chống cháy đạt giới hạn chịu lửa 60 phút thì có kết cấu không bị phá hủy khi chịu nhiệt độ khoảng 1.000 độ C. Nhiệt độ sẽ được tăng dần và đạt đến ngưỡng tối đa khoảng 1.000 độ C trong thời gian 60 phút. Trong khi đó, mặt cửa không tiếp xúc trực tiếp với lửa không được vượt quá ngưỡng 220 độ C.

3.1. Một Số Yêu Cầu An Toàn Chung Của Cửa Thép Chống Cháy

Cửa phải đạt yêu cầu cơ bản, dù ở mức độ chịu nhiệt và chống cháy trong khoảng thời gian bao lâu, đều phải dựa trên những yêu cầu chung dưới đây:

  •  Cánh cửa sử dụng thép cán nguội 0.8mm-1,2mm, độ dày cánh 50mm – 70mm.
  • Khung bao sử dụng thép cán nóng dày 1,6mm. Độ dày khung 100mm – 110mm.
  • Lõi cửa sử dụng vật liệu chống cháy magie oxide.
  • Gioăng cao su ngăn khói, khi đóng cửa sẽ kín khít và nhẹ nhàng êm ái.
  • Tay co thủy lực giúp cửa luôn ở trang thái đóng.

Nếu thiếu bất kỳ 1 trong những yếu tố trên, thì cửa sẽ không đạt tiêu chuẩn chống cháy hoặc không đảm bảo tính an toàn trong thiết kế xây dựng.

3.2. Tại Sao Các Công Trình Nên Sử Dụng Cửa Chống Cháy ?

Do đặc thù của các công trình như chung cư, trung tâm thương mại hay tòa nhà văn phòng đều có diện tích sử dụng lớn, số lượng người đông, công năng sử dụng phức tạp, tập trung nhiều chất dễ cháy, có nhiều hệ thống thiết bị kỹ thuật, nguy cơ xảy ra cháy cao.

Chính vì thế, khi xảy ra sự cố, khu vực mà nhiều người hướng tới chính là lối thoát nạn (hay khu vực thoát hiểm) để đến nơi an toàn nhất. Do đó, cửa chống cháy được lắp đặt chủ yếu ở khu vực lối thoát hiểm để đảm bảo an toàn nhất cho mọi người thoát ra ngoài.

Mặt khác, lối thoát hiểm này cũng là nơi ngăn cách giữa các tầng với nhau. Nếu 1 tầng xảy ra sự cố, thì lửa và khói sẽ nhanh chóng bao trùm toàn khu nếu không có những cánh cửa chống cháy.

Tùy theo cấu trúc của công trình ra sao mà có thể chọn lựa cánh cửa có mức độ chống cháy cao hay thấp. Vì nhà càng cao thì đường thoát nạn càng dài, thời gian thoát nạn càng lâu, nguy cơ đám cháy đe dọa tính mạng con người càng cao.

Nhưng đặc biệt, vị trí lắp đặt cửa chống cháy là điều vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng đến việc bạn nên lựa chọn loại cửa chống cháy nào để có thể phát huy được tính năng chống cháy của cửa.

Phân Biệt Các Loại Cửa Chống Cháy

4. Phân Biệt Các Loại Cửa Chống Cháy

Có nhiều cách phân loại cửa chống cháy, trong đó, phổ biến nhất là dựa vào khả năng chống cháy của cửa. Theo cách phân loại này, cửa thép chống cháy được gọi tên bằng thời gian chịu nhiệt tối đa mà không bị biến dạng khi có cháy. Cụ thể, có 3 loại cửa chống cháy phổ biến nhất là: cửa chống cháy 60 phút, cửa chống cháy 90 phút và cửa chống cháy 120 phút. Quy chuẩn cửa chống cháy đối với từng loại cửa sẽ có những điểm khác biệt như sau:

4.1. Cửa Chống Cháy 60 Phút

Cửa thép chống cháy 60 phút là loại cửa thông dụng nhất hiện nay với thời gian chịu được nhiệt độ cao tối đa là 60 phút. Sau thời gian trên, cửa sẽ bắt đầu bị biến dạng, từ đó mất khả năng ngăn cách ngọn lửa. Cửa chống cháy 60 phút có tiêu chuẩn cấu tạo như sau:

  • Cánh cửa làm bằng thép mạ kẽm có sơn tĩnh điện chống cháy. Độ dày thép là 0,8mm và độ dày toàn cánh cửa là 45mm.
  • Khung cửa cũng được làm từ thép mạ kẽm, sơn tĩnh điện và có độ dày 1,2mm.
  • Lõi cửa được làm bằng chất liệu Honeycomb paper (giấy tổ ong).

Với thời gian chống cháy 60 phút, cửa chống cháy loại này thường được sử dụng ở các công trình thấp tầng như nhà dân, nhà xưởng, kho hàng,… Người ta thường sử dụng cửa chống cháy 60 phút để làm cửa phòng, cửa chính.

Cửa Thoát Hiểm 1 Cánh

4.2. Cửa Chống Cháy 90 Phút

Cửa thép chống cháy 90 phút được thử nghiệm với thời gian chịu nhiệt độ cao lên đến 90 phút. Sau khoảng thời gian này, cửa thép sẽ mất đi khả năng ngăn cháy, ngăn khói. Quy chuẩn cửa chống cháy 90 phút được quy định như sau:

  • Cánh cửa được làm từ thép mạ điện có độ dày 1mm, thời gian chống cháy 90 phút.
  • Khung cửa làm bằng vật liệu thép tấm cán nguội, độ dày 1,2mm.
  • Lõi cửa sử dụng chất liệu Honeycomb paper ngăn cháy, cách điện.

Với thời gian chống cháy lên đến 90 phút, loại cửa này thường được lắp đặt ở những khu vực có nguy cơ cháy nổ cao. Cửa thép chống cháy 90 phút được sử dụng phổ biến ở những trung tâm thương mại lớn, các khu vực thoát hiểm, thoát nạn ở những nơi tập trung đông người.

Cửa Thoát Hiểm 2 Cánh

4.3. Cửa Chống Cháy 120 Phút

Cửa thép chống cháy 120 phút có cấu tạo tương đồng với loại cửa chống cháy 90 phút. Tuy nhiên, thời gian chống cháy kéo dài là nhờ thay đổi chất liệu lõi cửa. Thay vì sử dụng giấy tổ ong, cửa chống cháy 120 có lõi làm bằng bông thủy tinh – chất liệu chống cháy cao cấp hơn. Nhờ vậy, cửa thép loại này có thời gian chống cháy cao. Vị trí lắp đặt chủ yếu của cửa chống cháy 120 phút là tại các khu vực kỹ thuật chứa nhiều thiết bị điện, lối thoát hiểm của chung cư, tòa nhà cao tầng,…

Trên thị trường có nhiều loại cửa chống cháy với thời gian lên đến 180 phút. Tuy nhiên, khuyến cáo cho rằng người dân nên nhanh chóng thoát ra khỏi đám cháy nhanh nhất có thể. Do đó, thời gian 180 phút là khá dài và không cần thiết trong khi việc thi công cửa chống cháy 180 phút sẽ tốn kinh phí hơn nhiều.

4.4. Cách Kiểm Tra Quy Chuẩn Cửa Chống Cháy

Làm sao để biết cửa thép đáp ứng được các quy chuẩn cửa chống cháy ? Có nhiều cách để chúng ta có thể biết được sản phẩm cửa chống cháy được cung cấp có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không.

Giấy tờ pháp lý

Các công trình cao tầng và công trình có khả năng cháy nổ cao đều được quy định về mức độ chống cháy của cửa. Do đó, khi đặt mua từ nhà sản xuất, bạn cần yêu cầu cung cấp đầy đủ giấy tờ pháp lý và các chứng chỉ chống cháy kèm theo. Việc làm này sẽ hạn chế nguy cơ mua phải cửa thép hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Kiểm tra các thông số quan trọng

Đối với cửa thép chống cháy, có một số thông số quan trọng cần kiểm tra, đó là: mức độ chịu cháy (tính bằng phút), khả năng cách nhiệt (ký hiệu I), khả năng chịu lực (ký hiệu R) và độ bền vững (ký hiệu E). Tùy theo từng loại công trình mà chúng ta có thể lựa chọn những thông số cửa chống cháy thích hợp.

Các thông số này có thể tham khảo trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. Với những công trình không quy định về quy chuẩn cửa chống cháy, bạn có thể chọn loại cửa có mức độ chống cháy thấp để tiết kiệm chi phí.

Kiểm tra giới hạn chịu lửa của các bộ phận khác

Ngoài quy chuẩn cửa chống cháy, các bộ phận khác trong phòng, khu vực chống cháy cũng cần đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định. Cụ thể, Tiêu chuẩn TCVN 6160 : 1996 về Yêu cầu thiết kế phòng cháy, chữa cháy nhà cao tầng quy định về giới hạn chịu lửa cửa các bộ phận liên quan như sau:

Cửa đi, cửa sổ, cổng

Cửa đi, cửa sổ, cổng ở khu vực lắp đặt cửa chống cháy phải được làm bằng chất liệu chống cháy. Thời gian chống cháy tối thiểu phải đạt 45 phút.

Vách ngăn cháy

Vách ngăn cháy ở các khu vực mái, tầng hầm, cửa lên mái,… phải được làm bằng vật liệu không cháy. Giới hạn chịu lửa tối thiểu của vách ngăn cháy theo quy định là 40 phút.

Cửa các khu vực chức năng đặt biệt

Một số khu vực chức năng đặc biệt như: phòng điện, phòng kỹ thuật, tầng hầm, buồng thang bộ,… bắt buộc phải lắp đặt cửa chống cháy. Cửa thép chống cháy lắp đặt ở những khu vực này phải có thời gian chịu lửa tối thiểu 45 phút. Đồng thời, tất cả các cửa đều đảm bảo cơ chế tự động đóng.

Hiểu biết các quy chuẩn cửa chống cháy sẽ giúp bạn kiểm định sự hiệu quả, an toàn khi lắp đặt cửa thép chống cháy cho công trình. Cửa chống cháy là loại cửa đặc biệt và có vai trò rất quan trọng trong công tác phòng chống cháy nổ. Vì vậy, ngoài những quy chuẩn trên, nhà nước cũng ban hành nhiều quy định liên quan để đảm bảo chất lượng và tính an toàn của cửa chống cháy.

5. Bảng Báo Giá Cửa Thép Chống Cháy

Giá cửa phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có 4 yếu tố chính:

  • Vật liệu làm cửa.
  • Xếp hạng khả năng chống cháy.
  • Thiết kế tổng thể của cửa.
  • Nhà sản xuất.

Thông thường cửa có giá đắt hơn vì chúng có khả năng bảo vệ tốt hơn và tuổi thọ cao hơn. Tuy nhiên, bất kỳ nhà sản xuất nhất định nào cũng có thể đặt giá cao nếu họ cho rằng cửa của họ có những tính năng bổ sung. Hơn nữa là sử dụng vật liệu kết hợp hoặc có thiết kế đẹp và hấp dẫn.

Lưu ý: cửa chống cháy cần được lắp đặt đúng cách. Nếu không chỉ số chống cháy được nêu trên cho sản phẩm có thể bị ảnh hưởng và không thể hoàn toàn tin cậy. Việc lắp đặt thường phải được thực hiện bởi thợ có tay nghề cao hoặc các chuyên gia được đào tạo. Vì vậy, bạn cũng nên thêm chí phí lắp đặt vào nhé.

Để báo giá chính xác nhất quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số: 0961.362.362 hoặc kết bạn zalo để Alumax Việt Nam báo giá và giúp bạn chọn những mẫu cửa ưng ý nhất.

Xem thêm >>

5/5 - (12 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *